Latest topics | » Ru hời dấu yêu by TiCa 16/12/2023, 7:59 am
» Hương Tình Thu by Viễn Phương 19/12/2022, 3:49 am
» Cơm Gà Đút Lò by pdbv/ Modified by MICAN by Uyên Uyên 24/7/2020, 12:16 am
» Nao Núng Chờ Xuân by Viễn Phương 25/12/2019, 11:33 am
» Cách LÀM BÁNH TRÁNG TRỘN NGON by Uyên Uyên 1/7/2019, 7:36 am
» DÁNG NGƯỜI TRONG THU - Viễn Phương by Uyên Uyên 29/9/2018, 10:04 am
» TIỄN EM VỀ VỚI THU - Viễn Phương by Uyên Uyên 29/9/2018, 8:47 am
» XO BY THIHEN by Uyên Uyên 27/5/2018, 11:41 am
» Mộng Chiều Xuân by Viễn Phương 29/1/2018, 9:16 pm
» TỰA CỬA BÊN SONG by Uyên Uyên 9/10/2017, 1:28 pm
» Ru Nhau Tình Thu by Viễn Phương 1/10/2017, 3:32 am
» CẬY TỬU MẦN THƠ by daonamxuong 26/3/2017, 4:03 pm
» THÓI ĐỜI ( xuyên tam Ngẫm, Bát điệp _Bát vận đồng âm _Phú Đắc by Long 1/2/2017, 10:54 pm
» Hoài Mơ Cuộc Tình by Viễn Phương 21/12/2016, 12:35 am
» Tình Ảo Vọng by Viễn Phương 30/10/2016, 10:48 am
» Có Không Em? by Viễn Phương 30/10/2016, 10:47 am
» TÀN THU by Hoàng Hôn 19/10/2016, 8:12 am
» Tình yêu? by Hoang van Dang 14/10/2016, 8:15 pm
» Gửi Lời Tình by Giáng Thu Xưa 7/10/2016, 12:25 pm
» Ru Anh- Giáng Thu Xưa by Giáng Thu Xưa 7/10/2016, 12:21 pm
» Khắc khoải chùng tơ by TiCa 1/10/2016, 3:54 am
» Đâu bóng người xưa? by Hoang van Dang 13/9/2016, 8:34 pm
» VÌ THU ĐẾN by bietnoisao325 3/9/2016, 8:56 pm
» Lời tạ từ by Hoang van Dang 24/6/2016, 8:12 pm
» Tìm về dầu chân xưa by Hoang van Dang 24/6/2016, 8:05 pm
» THÁNG TƯ VỀ by bietnoisao325 19/6/2016, 10:23 pm
» Đàn Đứt dây by bietnoisao325 19/6/2016, 10:21 pm
» Sự tha thứ. by Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:43 am
» Đọc để thấy nỗi buồn mất mát! by Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:32 am
» Sau Mười Năm by Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:26 am
» Thì Thôi Em Nhé by Viễn Phương 31/5/2016, 7:14 am
» Những câu nói đều thật là chân lý! by Admin 30/5/2016, 4:45 pm
» VU VƠ by Hương Cỏ 26/5/2016, 9:23 am
» Tưởng như by Già Bợm 24/5/2016, 11:48 am
» An nhiên by Lá Cỏ 24/5/2016, 11:44 am
» Nửa Mãnh Tim Yêu- GTX by Giáng Thu Xưa 21/5/2016, 2:34 pm
» RỒI MAI ĐÂY by bietnoisao325 20/5/2016, 11:43 pm
» Điếc, Mù, Câm - Bác sĩ tâm lý by Admin 19/5/2016, 6:52 am
» HIỆN TRẠNG XỨ MÌNH by bietnoisao325 17/5/2016, 10:44 pm
» MỜI by bietnoisao325 17/5/2016, 10:36 pm
» ĐÊM ĐỘC BƯỚC by bietnoisao325 17/5/2016, 10:27 pm
» LẦN THĂM ĐẦU by bietnoisao325 17/5/2016, 10:25 pm
» CÚT KÍT VỊNH by bietnoisao325 17/5/2016, 10:23 pm
» VỢ CHỒNG THI SĨ by bietnoisao325 17/5/2016, 10:13 pm
» ĐỜI THI SĨ by bietnoisao325 17/5/2016, 10:08 pm
» vỊNH CON SÂU by bietnoisao325 17/5/2016, 9:58 pm
» Sinh nhật Bạn & Tôi by bietnoisao325 12/5/2016, 7:06 am
» Khách by AN YÊN 11/5/2016, 1:30 am
» Con Gái Của Chị Hai by AN YÊN 11/5/2016, 1:19 am
» HỌP MẶT OFFLINE by Long 7/5/2016, 9:59 pm
|
|
| ĐỐI NGẪU TRONG THƠ ĐƯỜNG | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
Lãng tử ca
Tổng số bài gửi : 1288 Join date : 17/04/2013
| Tiêu đề: ĐỐI NGẪU TRONG THƠ ĐƯỜNG 9/5/2013, 2:44 pm | |
| ĐỐI NGẪU - LÀ MỘT VẺ ĐẸP ĐẶC SẮC, LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT.
Tôi được biết, người sáng tác thơ luật Đường khi bắt gặp một cảnh huống thơ, hồn thơ đang dào dạt, bao nhiêu ý tứ cứ trào ra, vội phô diễn nó lên giấy mực. Chưa xong. Người sáng tác thơ còn phải cô đúc, dồn nén, sao cho số câu, số chữ phải đúng theo luật; số chữ trong bài có thanh trắc phải xấp xỉ số thanh bằng. Nếu ta gọi chữ có thanh bằng là số (+), chữ có thanh trắc là số (-), thì luật âm dương này thăng giáng bù trừ sát sao đến từng liên thơ, đến cả bài thơ. Đó chính là điều hé mở khái niệm về sự cân bằng, có ý nghĩa triết học cổ phương Đông nằm trong hình thức thơ Đường luật.
- Ý nghĩa triết học nêu trên còn thể hiện rõ ở phép đối ngẫu. Trong một liên thơ (hai câu) được gọi là có đối, thì câu trước, nó như tung, câu sau nó như hứng, nó nương vào nhau làm cho ý thơ thêm mạch lạc. Vậy hèn chi, người ngàn xưa đã chả đưa đối ngẫu vào thể thơ này như một điều bắt buộc.
Từ đầu thế kỷ trước, đối mặt với sự thắng thế của phong trào thơ mới, Vũ Hoàng Chương, một nhà thơ thành danh, không nỡ bỏ hẳn thơ Luật Đường, ông đã sáng tác nhiều bài thơ không đối, chỉ giữ lại có luật hạn câu, hạn chữ, hạn vận, hạn bằng trắc. Vũ Hoàng Chương xem những bài thơ đó chỉ là một thực nghiệm. Sau đó, song song với việc sáng tác thơ mới, ông còn sáng tác nhiều bài thơ luật nghiêm chỉnh khác (như bài đa thủ “Giấc mơ tái tạo”).
Chúng ta nay một khi đã gửi hồn cho thể thơ luật Đường thì đừng có bao giờ bực bội giữa khi đang có hồn thơ lai láng, lại bị nghẽn bởi hai cặp đối ở hai câu thực, luận và nóng vội cho rằng: làm gì mà phải đối chặt chẽ vậy.
- Đối ngẫu trong thơ đường luật bát cú, thất ngôn, ngũ ngôn nói tổng quát là có 2 phép: Phép chỉnh đối và phép khoan đối. Dưới đây chúng tôi xin được trao đổi về 2 phép đối này. Các ví dụ được nêu ra để phân tích, chúng tôi lấy từ một số bài thơ đã in trong “Thơ Đường quê lụa” tập 5, NXB Văn hóa Dân tộc, 2008.
PHÉP CHỈNH ĐỐI Nguyễn Thu Hà, người trẻ tuổi nhất của CLB, trong bài “Duyên quê”, cặp thực, đối như sau: Anh nắm bàn tay thon ấm áp, Em cười đôi mắt sáng long lanh. Thật là chỉnh, thật là chính danh: anh với em, bàn tay với đôi mắt (Danh từ đối với Danh từ), Thon với sáng (Tính từ đối với nhau), ấm áp với long lanh (Trạng từ láy đối nhau). Hai câu thơ tình đằm thắm đến thế mà lại không thấy lả lơi. Thu Hà đã huy động phép đối rất nghiêm để đạt hiệu quả.
Hạnh Anh (Đỗ Biện), trong bài “Đêm thu” câu 5,6 đối như sau: Hoa cúc bâng khuâng ly rượu ngát Hoa nhài thao thức chút hương phôi. Cặp đối chính danh này rất nghiêm về thể thức, nhưng lại rất hào hoa.
Cụ Tạ Đăng Viên, ngoại 80, có bài “Tự thọ” rất hóm hỉnh, cụ có cặp luận: Kính mắt gà đeo tròng chấp chới Gậy càng cua chống bước lon ton. Bằng hai câu đối chặt chẽ, như vẽ nên, như trông thấy một cụ đại thọ nhanh nhảu hồn nhiên trước mắt ta.
PHÉP KHOAN ĐỐI Để cho một chùm thơ, một tập thơ không bị đơn điệu về hình thức đối ngẫu, người xưa đã đưa ra nhiều phép đối ngẫu linh hoạt hơn.
Phép lưu thủy đối: Ví dụ: Còn chăng lời hẹn bên trang sách, Hay đã tàn theo ánh lửa đèn.
Theo quy tắc chiếu chữ thì hai câu này là bất đối. Nhưng lại xét: Hai câu thơ có cấu trúc ngữ pháp giống nhau; mạch ý câu trên trôi chảy như nước, được tràn sang câu dưới làm lọn nghĩa cho câu trên. Đó là phép Lưu thủy đối.
Tất cả các liên thơ mà câu trên bắt đầu bằng mấy chữ tương tự như: còn chăng…, đã sinh…, bỗng dưng…, ứng với đầu câu dưới là các chữ tương tự như: hay đã…, phải có…, để mà…, v.v. thì liên thơ đó đã theo phép đối nói trên.
Phép tá tự đối: Ví dụ: Nghèo sạch, thanh danh nên gắng giữ Giầu sang, khó tính chớ nên chơi.
Câu trên, “thanh danh” là danh từ, câu dưới “khó tính” là tính từ, xét thế thì quả là bất đối. Nhưng nếu theo tiếng (không theo nghĩa thật), thì chữ “khó”, chữ “thanh” lại là tính từ; Chữ “danh” và chữ “tính” lại là danh từ. Xét theo cách này thì chúng lại đối chặt chẽ với nhau. Phép đối này người ta lợi dụng sự đồng âm dị nghĩa để Tá tự đối (như: hai mái trống tung đành chịu dột/ tám giờ chuông điểm phải nằm co – của Tú xương).
Phép số tự đối gắn với Tá tự đối Ví dụ: Học bẩy nghề còn lo thất nghiệp Làm ba vụ vẫn đói tư mùa.
Hơi tiếc, ở câu dưới viết: ba vụ đối với tư mùa, tuy là đúng có nội đối ở trong câu, nhưng không hay bằng câu trên: bẩy cái nghề và thất (mất) cái nghiệp. Câu dưới, nếu không vì luật bằng trắc, mà viết là: “Làm tư vụ vẫn đói tứ mùa”, thì câu đối này được xếp vào hạng tuyệt diệu. Phép dối này được xem như là phép số tự đối có kèm theo lối chơi chữ (có thể liên hệ đến: nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc - của bà Huyện Thanh Quan).
Phép cú trung đối: Ví dụ Màn trời chiếu đất con người khổ Nước vật thuyền xơ cá biển nghèo
Nếu câu trên, câu dưới cứ chiếu từng chữ lên nhau, thì hai câu này cũng bất đối. Nhưng xét nội bộ từng câu, thì lại thấy: màn trời đối với chiếu đất; nước vật đối với thuyền xơ; đuôi câu trên (con người khổ) đối rất chặt với đuôi câu dưới (cá biển nghèo). Lấy câu có nội đối để đối nhau thì lại rất cân bằng. Đây là cú trung đối.
Tuy nhiên còn một số phép đối khác chúng ta ít vận dụng, xin được dẫn ra đây để cùng tham khảo.
a) Lấy của đánh người, quân tệ nhỉ? Xương gà da cóc, có đau không? (Nguyễn Khuyến)
b) Càng nóng bao nhiêu thời càng mát Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày (Hồ Xuân Hương)
c) Công đức tu hành, sư có lọng Xu hào rủng rỉnh, mán ngồi xe. (Tú Xương)
Chúng ta để ý: Cụ Nguyễn Khuyến cũng như nữ sỹ Xuân Hương đã tổ chức từ ngữ ở từng câu, để câu nào cũng có tiểu đối, nhưng ta không xếp hai liên đối a,b nêu trên vào phép Cú trung đối, vì ngoài phần có tiểu đối, trong từng câu còn có phần bất đối. Do đó hai liên thơ a, b trên chúng ta quy vào phép Tựu cú đối.
Trong câu của Tú Xương, ông Tú đã đem cả hai cụm từ như hai thành ngữ để chọi nhau: công đức tu hành chọi với xu hào rủng rỉnh. Mặt khác đuôi của từng câu lại đối rất chặt với nhau: sư có lọng đối với mán ngồi xe. Phân tích đặc điểm này để kết luận: đây cũng là phép Tựu cú đối như a và b. Cú trung đối và Tựu cú đối, có dạng thức ngữ pháp của câu văn na ná như nhau, nên còn có tên chung là Đương đối.
Phép giao cổ đối: Cụ Trần Tuấn Ngọc, trong bài “Tự nhủ”, (Bạn và thơ là xuân – NXBVHDT, Hà Nội 2004), có câu luận: Chân bước vững, đường chiều khấp khểnh Rừng cây rậm rạp, trúc vươn cao.
Đây chính là phép Giao cổ đối: chân bước vững đối chéo xuống với trúc vươn cao, và rừng cây rậm rạp đối chéo lên với đường chiều khấp khểnh.
Phép bất đối chi đối: Trong buổi lễ tế “Trận vong tướng sỹ” thế kỷ 19, quan tổng trấn Nguyễn Văn Thành có sai trưng câu đối chữ Hán (nay dịch nghĩa) như sau: Bóng chiều đã ngả đâu quê cũ Xưa nay chinh chiến mấy ai về.
Câu trên lấy từ thơ Thôi Hiệu, bài Hoàng Hạc Lâu. Câu dưới lấy từ thơ Vương Hàn, bài Lương Châu Từ. Cái hay của đôi câu đối này là: Ghép hai câu thơ khác nhau của hai tác giả mà câu đối vẫn hiệp chung một tình ý. Câu 1 có đại ý là cảm thán tình cảnh, câu hai có đại ý là an ủi vong linh. Thật là quá hợp với nội dung Tế Trận Vong Tướng Sỹ. Đây là phép bất đối chi đối, lấy cái không đối để đối, không lệ thuộc vào mặt chữ mà chỉ chú trọng đến ý. Ý phải đối nhau, cấu trúc ngữ pháp phải song song đồng dạng với nhau.
Những bậc cao niên khuyên rằng, nếu một khi ta chưa thật thạo về các phép đối, thì chỉ nên sử dụng các phép chỉnh đối, lưu thủy đối, cú trung đối. Còn các phép đối khác, chúng ta hãy chỉ làm quen, giúp chúng ta nhận biết được các dạng thức đối khác nhau.
Vẫn phải thưa thêm: các phép đối thơ, dù ở dạng thức nào đều phải hội đủ 3 đặc điểm: - Đối ý. Ý câu trên và câu dưới, hoặc chống nhau, hoặc bổ sung ý nghĩa cho nhau. - Đối thanh âm. Chí ít là các chữ nằm ở vị trí 2, 4, 6, 7 (Thơ thất ngôn) và 2, 4, 5 ( Thơ ngũ ngôn) nhất thiết phải tuân theo luật bằng trắc. - Đối từ loại, danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ. Phải nắm được các phép biến đổi từ loại ở các ngữ cảnh khác nhau. Tuy nhiên, cũng có phép đối không yêu cầu đối từ loại như theo phép chiếu chữ, mà ở đó lại có sự xoay chiều để đối chéo cho nhau.
Viết bài này tôi chỉ nhằm mục đích trao đổi thêm về vấn đề đối ngẫu trong thơ Đường luật. Trong một bài thơ, những cặp đối ở các câu thực, luận chính là vẻ đẹp đặc sắc, và là một trong những điều kiện cần và đủ để nhận ra đó là một bài thơ Luật đường. Đọc thơ Đường luật mà không có đối thì chẳng khác gì “Ăn bánh nướng trung thu mà không có nhân thập cẩm” thật là nhạt nhẽo và vô vị.
Trong bài này, việc đặt vấn đề của tôi là chắc chắn đúng nhưng việc lấy ví dụ để phân tích thì có thể có chỗ còn nông cạn, thậm trí có chỗ còn thiếu sót. Để góp một chút lửa thắp sáng cho thơ Đường đất Việt, rất mong bạn đọc rộng lượng và cùng đồng hành.
NGUYỄN VĂN THỤ Chủ nhiệm CLB thơ đường Hà Nội
| |
| | | lục tuyết kỳ
Tổng số bài gửi : 329 Join date : 21/04/2013
| Tiêu đề: Re: ĐỐI NGẪU TRONG THƠ ĐƯỜNG 10/5/2013, 6:11 pm | |
| Bài viết rất hay , chỉ phản đối câu kết của tác giả : thơ Đường của đất Tàu , mắc mớ gì đến Việt Nam đâu ? hihi | |
| | | | ĐỐI NGẪU TRONG THƠ ĐƯỜNG | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| Tập thơ đầu của dđ Bạn&Tôi |
(Nếu muốn xem thơ. Bạn hãy click vào hình bìa qua trang Văn tuyển để DownLoad tài liệu.) |
|