Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


DIỄN ĐÀN NGHỆ THUẬT. KHÔNG TÔN GIÁO, KHÔNG CHÍNH TRỊ.
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Latest topics
» Ru hời dấu yêu
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby TiCa 16/12/2023, 7:59 am

» Hương Tình Thu
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Viễn Phương 19/12/2022, 3:49 am

» Cơm Gà Đút Lò by pdbv/ Modified by MICAN
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Uyên Uyên 24/7/2020, 12:16 am

» Nao Núng Chờ Xuân
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Viễn Phương 25/12/2019, 11:33 am

» Cách LÀM BÁNH TRÁNG TRỘN NGON
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Uyên Uyên 1/7/2019, 7:36 am

» DÁNG NGƯỜI TRONG THU - Viễn Phương
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Uyên Uyên 29/9/2018, 10:04 am

» TIỄN EM VỀ VỚI THU - Viễn Phương
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Uyên Uyên 29/9/2018, 8:47 am

» XO BY THIHEN
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Uyên Uyên 27/5/2018, 11:41 am

» Mộng Chiều Xuân
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Viễn Phương 29/1/2018, 9:16 pm

» TỰA CỬA BÊN SONG
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Uyên Uyên 9/10/2017, 1:28 pm

» Ru Nhau Tình Thu
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Viễn Phương 1/10/2017, 3:32 am

» CẬY TỬU MẦN THƠ
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby daonamxuong 26/3/2017, 4:03 pm

» THÓI ĐỜI ( xuyên tam Ngẫm, Bát điệp _Bát vận đồng âm _Phú Đắc
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Long 1/2/2017, 10:54 pm

» Hoài Mơ Cuộc Tình
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Viễn Phương 21/12/2016, 12:35 am

» Tình Ảo Vọng
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Viễn Phương 30/10/2016, 10:48 am

» Có Không Em?
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Viễn Phương 30/10/2016, 10:47 am

» TÀN THU
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Hoàng Hôn 19/10/2016, 8:12 am

» Tình yêu?
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Hoang van Dang 14/10/2016, 8:15 pm

» Gửi Lời Tình
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Giáng Thu Xưa 7/10/2016, 12:25 pm

» Ru Anh- Giáng Thu Xưa
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Giáng Thu Xưa 7/10/2016, 12:21 pm

» Khắc khoải chùng tơ
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby TiCa 1/10/2016, 3:54 am

» Đâu bóng người xưa?
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Hoang van Dang 13/9/2016, 8:34 pm

» VÌ THU ĐẾN
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby bietnoisao325 3/9/2016, 8:56 pm

» Lời tạ từ
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Hoang van Dang 24/6/2016, 8:12 pm

» Tìm về dầu chân xưa
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Hoang van Dang 24/6/2016, 8:05 pm

» THÁNG TƯ VỀ
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby bietnoisao325 19/6/2016, 10:23 pm

» Đàn Đứt dây
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby bietnoisao325 19/6/2016, 10:21 pm

» Sự tha thứ.
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:43 am

» Đọc để thấy nỗi buồn mất mát!
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:32 am

» Sau Mười Năm
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:26 am

» Thì Thôi Em Nhé
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Viễn Phương 31/5/2016, 7:14 am

» Những câu nói đều thật là chân lý!
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Admin 30/5/2016, 4:45 pm

» VU VƠ
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Hương Cỏ 26/5/2016, 9:23 am

» Tưởng như
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Già Bợm 24/5/2016, 11:48 am

» An nhiên
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Lá Cỏ 24/5/2016, 11:44 am

» Nửa Mãnh Tim Yêu- GTX
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Giáng Thu Xưa 21/5/2016, 2:34 pm

» RỒI MAI ĐÂY
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby bietnoisao325 20/5/2016, 11:43 pm

» Điếc, Mù, Câm - Bác sĩ tâm lý
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Admin 19/5/2016, 6:52 am

» HIỆN TRẠNG XỨ MÌNH
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:44 pm

» MỜI
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:36 pm

» ĐÊM ĐỘC BƯỚC
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:27 pm

» LẦN THĂM ĐẦU
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:25 pm

» CÚT KÍT VỊNH
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:23 pm

» VỢ CHỒNG THI SĨ
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:13 pm

» ĐỜI THI SĨ
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:08 pm

» vỊNH CON SÂU
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 9:58 pm

» Sinh nhật Bạn & Tôi
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby bietnoisao325 12/5/2016, 7:06 am

» Khách
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby AN YÊN 11/5/2016, 1:30 am

» Con Gái Của Chị Hai
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby AN YÊN 11/5/2016, 1:19 am

» HỌP MẶT OFFLINE
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Emptyby Long 7/5/2016, 9:59 pm


 

 NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Go down 
4 posters
Tác giảThông điệp
Lãng tử ca

Lãng tử ca


Tổng số bài gửi : 1288
Join date : 17/04/2013

NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Empty
Bài gửiTiêu đề: NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT   NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Empty12/5/2013, 7:33 pm

1) Thanh BẰNG:

Thanh BẰNG là những tiếng KHÔNG DẤU, và những tiếng có DẤU HUYỀN, thí dụ như hai chữ "THƠ" và "TÌNH", cả hai chữ này đều là tiếng BẰNG !
Tiếng BẰNG là những tiếng có giọng ÊM dịu, có thể đọc kéo dài ra được.
*Phân loại : Tiếng BẰNG có HAI LOẠI: THƯỢNG BÌNH THANH, và HẠ BÌNH THANH.
Nói cách khác, Thượng Bình Thanh là tiếng BỔNG, Hạ Bình Thanh là những tiếng CHÌM hay TRẦM.
-"THƠ" là tiếng KHÔNG CÓ DẤU, ta gọi là tiếng BỔNG!
-TÌNH là tiếng CÓ DẤU HUYỀN, ta gọi là tiếng CHÌM hay TRẦM!
Tiếng Bổng và tiếng Trầm chan hòa với nhau tạo ra âm điệu du dương, làm bài thơ hay hơn. Nếu ta chỉ dùng 1 loại tiếng trong một câu thơ thì âm điệu sẽ rất ngang và trúc trắc.

2) Thanh TRẮC :

Bên cạnh những tiếng BẰNG, chúng ta còn cần phải làm quen với những tiếng TRẮC. Tiếng TRẮC là những tiếng có giọng đọc ngắn, không kéo dài ra như tiếng BẰNG . Những tiếng có chữ C, CH, P, T đứng ở cuối tiếng và những tiếng có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều là những tiếng TRẮC.
Cũng như tiếng BẰNG, TRẮC có tiếng TRẦM và BỔNG - tiếng TRẦM của tiếng TRẮC là những tiếng có dấu HỎI và NẶNG, tiếng BỔNG của tiếng TRẮC là những tiếng có dấu SẮC và NGÃ.
Hai chữ "Lãng" và "Mạn" đều là tiếng TRẮC, "Lãng" là tiếng BỔNG, "Mạn" là tiếng Trầm hay Chìm.

3) KẾT HỢP BẰNG TRẮC :

Mỗi câu thơ đều nên có tiếng BẰNG và tiếng TRẮC, và vì hai loại tiếng khác nhau, nên ta phải xếp sao cho tiếng nọ chế tiếng kia, thì khi đọc sẽ tìm thấy một âm điệu du dương. Nói tóm lại, mỗi câu thơ nên được xếp sao cho mỗi loại tiếng chan hòa với nhau, có nghĩa là cố giữ sao cho câu thơ 8 chữ phải có ít nhất 3 tiếng BẰNG, 5 tiếng TRẮC hoặc ngược lại... nếu được 4 tiếng này, 4 tiếng kia thì càng tốt; câu thơ 8 chữ mà chỉ có 1 tiếng BẰNG và 7 tiếng TRẮC, thì câu thơ ấy thiệt là chướng tai ghê lắm.
   Cho dù câu thơ có mấy chữ đi nữa, BẰNG và TRẮC nên được cân đối với nhau, tuy nhiên không đòi hỏi phải bằng số !

*Điều quan trọng :

Văn thơ khác hơn âm nhạc ở chỗ chữ BẰNG không thể nào hợp VẬN cùng chữ TRẮC. Nghĩa là chữ TÌNH có thể vần cùng chữ MÌNH, nhưng không thể vần cùng chữ TÍNH.
Luật định : BẰNG vần với BẰNG, TRẮC vần với TRẮC.

4) KẾT HỢP TRẦM BỔNG :

Tiếng Bổng và Trầm được xếp ra sao thì là do biệt tài của mỗi người, ta không có luật định rõ...
 Tuy nhiên, TRẦM và BỔNG được xem là nhất định ở chữ thứ 6 và thứ 8 trong câu BÁT của thơ Lục Bát. Nếu tiếng BỔNG được dùng ở vị trí chữ thứ 6 thì tiếng TRẦM nhất định phải được dùng ở vị trí chữ thứ 8. Và ngược lại, nếu chữ thứ 6 đã là tiếng TRẦM, thì chữ thứ 8 nhất định phải
là tiếng BỔNG. Nếu 1 loại tiếng được dùng ở cả hai vị trí nói trên, thì câu thơ ấy sẽ bị mất đi âm điệu của thơ.
Các bạn đọc thử hai câu thơ này:

Đêm nay trăng tỏ sao mờ,
Đò ngang vĩ tuyến còn CHỜ em VỀ.

Các bạn đọc lại hai câu này:

Đêm nay trăng tỏ sao mờ,
Đò ngang vĩ tuyến còn CHỜ em TÔI.

Hai câu trên đọc nghe chướng tai lắm, vì cả hai tiếng TRẦM đều được dùng ở vị trí thứ 6 và 8 trong câu Bát (câu có 8 chữ).
 Hai câu dưới đọc nghe êm tai, vì hai loại tiếng khác nhau (Trầm và Bổng) đã được dùng vào vị trí chữ thứ 6 và 8 trong câu Bát.

5) VẦN :

VẦN - Nghĩa là những tiếng có cùng một ÂM HƯỞNG; hai tiếng có cùng giọng phát âm thì VẦN với nhau được... hai tiếng không VẦN với nhau thành ra LẠC VẬN, trái luật thơ !
Tuy hồn thơ, lời và ý đều quan trọng, nhưng nếu bài thơ không có VẦN thì không gọi là thơ. Cho dù là thơ MỚI (không chú trọng đến luật) cũng cần phải có VẦN thì bài thơ mới hay.
*Tiếng BẰNG vần với tiếng BẰNG, tiếng TRẮC vần với tiếng TRẮC... không có điều ngoại lệ!
a-Vần chính của vần BẰNG :
A vần với A hoặc À, E vần với E hoặc È, AN vần với AN hoặc ÀN, INH vần với INH hoặc ÌNH.
Một thí dụ cho vần chính của vần BẰNG:

Pháo nổ dồn, pháo nổ DỒN,
Pháo đang xâu xé tâm HỒN lẻ loi. ...

Trong hai câu LỤC BÁT trên dùng vần chính của âm ÔN ...

Mắt em hãy nghiền nhắm,
Anh tặng một nụ HÔN,
Cho em ấm cả HỒN,
Mộng liêu trai chìm đắm.

Bốn câu trên được viết theo thể loại thơ MỚI (5 chữ), hai chữ cuối của câu 2 và 3 phải vần nhau,  đã dùng vần chính của âm ÔN. NHẮM và ĐẮM chỉ là trùng hợp, hai chữ này không cần phải VẦN nhau.

b-Vần chính của vần TRẮC

-Á với Á, Ả, Ã, hoặc Ạ vần với nhau.
-É với É, Ẻ, Ẽ, hoặc Ẹ vần với nhau.

Một thí dụ cho vần chính của vần TRẮC :

Cứ mỗi độ chiều về bên SUỐI,
Anh trộm nhìn đắm ĐUỐI dáng hoa.

Vần chính của vần TRẮC đã được dùng trong hai câu SONG THẤT trên.

c-Vần thông của vần BẰNG :

Vần thông là những tiếng không có cùng một ÂM như các vần CHÍNH, nhưng có cùng một giọng PHÁT ÂM, có thể ăn vận với nhau được.
 Nếu không am hiểu vần THÔNG chúng ta rất dễ bị LẠC VẬN khi làm thơ. Vì thế khi muốm dùng vần thông, chúng ta cần phải hiểu rõ luật vần thông.

TÓM TẮT các VẦN THÔNG của vần BẰNG

-A và Ơ thông với nhau. Ơ và Ư thông với nhau
(Nhưng A và Ư KHÔNG thông với nhau được !)
-E, Ê và I thông với nhau
-O, Ô và U thông với nhau
-AI thông với AY. AI thông với tất cả các ÂM sau đây: OI, ÔI, ƠI, ƯƠI, UI, Nhưng, AY, tuy thông với AI nhưng không thông với các ÂM trên! Tất cả những ÂM trên THÔNG với nhau.
-AO thông với AU. AU thông với ÂU, Nhưng AO không thông với ÂU.
AO thông với tất cả các âm sau: EO, ÊU, IÊU, IU, ƯU Nhưng AU và ÂU không thể thông.
-AM thông với ƠM
-ĂM thông với ÂM
-ÊM thông với IM và EM
-AN thông với ƠN
-ĂN thông với ÂN và UÂN
-EN, IN, IÊN, và UYÊN thông nhau
-ON, ÔN và UÔN hoặc UN thông nhau
-ANG và ƯƠNG thông nhau. ƯƠNG và UÔNG thông nhau. Nhưng ANG không thông với UÔNG.
-ĂNG, ÂNG, và ƯNG thông nhau
-ONG, ÔNG, và UNG thông nhau
-ANH, ÊNH và INH thông nhau
*LƯU Ý :
***ĂN và ĂNG, ÂN và ÂNG, hay UN và UNG, ON và ONG, ÔN và ÔNG vv... không thông nhau.
d-Vần thông của vần TRẮC
Vần thông của vần TRẮC cũng dựa theo nguyên tắc như những vần thông của vần BẰNG.
Vần thông có nguyên âm đứng cuối :
-É, Í, Ẻ, Ỉ, Ẽ, Ĩ, Ẹ, Ị thông với nhau.
Cũng như vần BẰNG tất cả những âm I có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều có thể thông với những âm Y có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG, nhưng Y không thông được với E.
-Ổ, Ũ, Ó, hay Ộ, Ú, Ọ thông nhau
-Ọ và ỦA thông nhau (tất cả các âm O và UA có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều thông)
-ĨA và UỆ thông nhau
-ÁO, IỄU, ẢO, YẾU, ÉO, ỈU, ỮU và tất cả các đồng âm có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều vần được.
-ÓI, ẢI, Ội, ỠI, ƯỢI, ÚI và các đồng âm có các dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều vần nhau được.
-ẤC và ỰC thông nhau
-ẠM, ỢM, ÁM, ỞM thông nhau
-ẶN và ẨN hay UẨN thông nhau
-ÓNG và ÚNG
-ẬT và ẮT
-ẬT và ỨT
-ÚT và UỐT vv...
Tóm lại : vần thông của vần TRẮC không khác chi vần thông của vần BẰNG về ÂM, tuy nhiên ta cần hiểu rõ khác biệt giữa TRẮC và BẰNG.

6) GIEO VẦN

Sau đây là các điều đáng nhớ trong sự GIEO VẦN:

* A, Ă, Â rất thường được GHÉP với một phụ âm khác như C, M, N, P, T để tạo thành âm GHÉP như: AC, ĂC, ÂC... AM, ĂM, ÂM... AN, ĂN, ÂN... AP, ĂP, ÂP... AT, ẮT, ẤT vv... Những vần GHÉP nói trên CHỈ thông được với nhau khi có cùng một phụ âm đứng trước!
Thí dụ: BÁT thông được với BẮT hay BẤT, mà KHÔNG thông được với CẮT hay CẤT hoặc MẮT hay MẤT... tuy nhiên BÁT thông được CÁT hay MÁT vì chúng đều có âm GHÉP "AT" theo sau.
*TAM thông với TĂM hay TÂM, mà KHÔNG thông với CĂM hay CÂM, cũng không thông được với TRĂM hay TRÂM... tuy nhiên TAM thông được với CAM, TRAM, vì chúng có cùng âm GHÉP "AM" theo sau.
*TAN thông với TĂN hay TÂN, mà không thông với VĂN hay VÂN vv...
a-Khi có vần GHÉP bằng 2 hoặc 3 chữ nguyên âm với một phụ âm đứng cuối: IÊN, UYÊN, UÂN, UÔN, ta nên lấy 2 chữ cuối cùng làm VẬN CĂN, Có nghĩa là dựa theo hai chữ cuối cùng mà gieo vần...

Thí dụ:
-EN, IN, vần với YÊN hay UYÊN
-ÂN vần với UÂN
-ƠN vần với OAN
-ON vần với UÔN

b-Vần GHÉP bằng 2 hay 3 nguyên âm với 2 phụ âm
Thí dụ như chữ ƯƠNG... thì ta nên lấy 3 chữ cuối mà làm VẬN CĂN để GIEO VẦN.
Cho nên : ƯƠNG vần với ANG,
Cũng nên nhớ : ƯƠNG vần với UÔNG vì Ơ vần với Ô, nhưng UÔNG không vần với ANG vì Ô không vần với A.

c-Vần GHÉP bằng 2 hay 3 nguyên âm :
Khi có loại âm này thì ta nên theo âm điệu mà lấy 1 hay 2 chữ ấy mà làm VẬN CĂN.

Thí dụ:
-OA, OE, UÊ, UY... thì vận căn là A, E, Ê, Y; nên OA vần với A, OE vần với E, UÊ vần với Ê, UY vần với I hay Y.
-UÂY vần với ÂY
-IA, UYA, UA, ƯA... vận căn là I, Y, U, Ư, mà chữ A đứng cuối không ảnh hưởng chi cả.
-I vần với IA
-A vần với IA trong chỉ một chữ GIA, không vần với IA bắt đầu bằng phụ âm khác, như TIA, KIA...
-Ư vần với ƯA
-Ô vần với UA vv...

d-Lưu ý :
-Hai tiếng đồng âm và đồng nghĩa thì không vần được với nhau !
-Hai tiếng đồng âm mà khác nghĩa thì vần được !


TÓM TẮT CÁC LỖI, BỆNH CỦA THƠ ĐƯỜNG

(Lưu ý : 18 bệnh và lỗi không phải là LUẬT nên không bắt buộc phải theo. Tùy theo quan điểm của mỗi người).

Tám bệnh danh thường gặp:
(Thuyết bát bệnh của Thẩm Ước (441-513)  xuất hiện trước khi có thơ Đường)

1. Bệnh Bình Đầu
2. Bệnh Thượng Vỹ
3. Bệnh Phong Yêu
4. Bệnh Hạc Tất
5. Bệnh Đại Vận
6. Bệnh Tiểu Vận
7. Bệnh Bàng Nữu
8. Bệnh Chánh Nữu

1. Bình đầu:

Bài thơ mà có nhiều câu liên tiếp bắt đầu bằng những tiếng cùng một từ loại, cùng một cấu trúc câu thì phạm lỗi bình đầu, ngoại trừ trường hợp cố tình làm có mục đích rõ rệt.

2. Thượng Vỹ:

Trong bài thơ ĐL TNBC nếu chữ thứ 5, 6, 7 của nhiều câu liên tiếp (nhiều hơn 3) cùng từ loại và cấu trúc thì bài thơ phạm lỗi thượng vỹ.

3. Phong Yêu (Lưng Ong):

Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 2 trong cùng câu thì gọi là lỗi phong yêu.

4. Hạc Tất (Gối Hạc):

- Bệnh này sinh ra do chữ thứ 4 và chữ thứ 7 trùng thanh độ ở những câu vần . Một số tác giả khó sẽ bắt lỗi ngay cả ở câu không vần.

- Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 4 trong cùng câu thì gọi là lỗi hạc tất.

5. Đại Vận:

- Bệnh này sinh ra do chữ thứ 4 và chữ thứ 7 trùng vận . Nhất là ở những câu luật trắc vần bằng.

Bài thơ ĐL chỉ gieo vần ở các chữ cuối câu. Nếu chữ thứ 4 trong câu cũng vần với chữ cuối câu thì phạm lỗi đại vận.

- Bệnh Đại Vận và bệnh Hạc Tất đều do một gốc mà ra
Hạc Tất là bệnh thanh, còn Đại vận là bệnh vận.
Tức là chữ thứ 4 và chữ thứ 7 không được cùng một vần.

6. Tiểu Vận:

- Bệnh này sinh ra do chữ thứ 2  trùng vận với chữ 7 . Nhất là ở những câu luật trắc vần bằng.
Nếu chữ thứ 2  trong câu vần với chữ  thứ 7 thì phạm lỗi tiểu vận.

Bệnh Tiểu vận và bệnh Phong yêu do một gốc mà ra.
Bệnh Phong yêu là bệnh thanh Tiểu vận là bệnh về vận.
Tức là chữ thứ 2 và chữ thứ 7 không được cùng một vần.
Tiểu vận là bệnh nhẹ, ít ai để ý tới.

7. Bàng Nữu:

- Bệnh này sinh ra do trong một câu có nhiều chữ cùng 1 âm.

- Nếu các chữ có cùng phụ âm đầu hoặc bắt đầu bằng nguyên âm nằm gần nhau trên hai câu liên tiếp thì phạm lỗi bàng nữu.

8. Chánh Nữu:

- Bệnh này sinh ra do trong hai câu liên tiếp có nhiều chữ cùng 1 âm.

- Trong một câu, có nhiều hơn hai chữ; có cùng phụ âm đầu (hoặc bắt đầu bằng nguyên âm, không có phụ âm đầu) thì phạm lỗi chánh nữu.

NHỮNG LỖI BỆNH KHÁC.
9. Khổ độc
10. Trùng vận
11. Trùng từ
12. Trùng ý
13. Phạm đề/Mạ đề
14. Điệp điệu
17. Điệp thanh
18. Điệp âm

9. Khổ độc

- Trong một bài thất ngôn, chữ thứ ba các câu vần, và chữ thứ năm các câu lẻ đáng là từ bằng mà đổi ra trắc
- Trong một bài ngũ ngôn, chữ thứ nhất các câu vần và chữ thứ ba các câu lẻ đáng là bằng mà đổi ra trắc
thì gọi là khổ độc

10. Trùng vận

Thơ ĐL chỉ dùng đơn vận, nếu cùng một chữ vần được dùng lặp lại ở hai câu khác nhau thì gọi là trùng vận, bài thơ sẽ hỏng.
Theo thi luật chính thức, nếu chỉ là tiếng đồng âm mà khác nghĩa thì được coi là 2 chữ vần khác nhau và không phạm lỗi. Tuy nhiên, để tránh nghe đọc trùng lặp âm vận không hay, trong bài thơ không nên để hai vần đồng âm gần nhau.

11. Trùng từ

Cùng một chữ được dùng nhiều lần ở trong bài thơ, ngoại trừ trường hợp cố ý, thì gọi là lỗi trùng từ hay điệp từ.
12. Trùng ý
Trong bài thơ ĐL nếu có câu chữ nào lặp lại ý của các câu chữ đã dùng mặc dù dùng từ khác đi thì cũng bị lỗi trùng ý. Nếu lỗi trùng ý nằm trong hai câu thực, hoặc hai câu luận thì gọi là hiệp chưởng (câu trên câu dưới đối nhau mà ý nghĩa giống nhau như hai bàn tay úp lại).

13. Phạm đề/Mạ đề

Trong hai cặp thực và luận không được dùng chữ của đầu bài, nếu có chữ nào của đề lọt vào thì bị lỗi phạm đề hay mạ đề.

14. Điệp điệu

Điệp điệu là khi nhiều câu liên tiếp ngắt nhịp cùng một cách. Lỗi này thường hay xảy ra ở các câu giữa của bài thơ.

17. Điệp thanh

Trong thơ thất ngôn, một câu có 4 tiếng bằng và 3 tiếng trắc hoặc bốn tiếng trắc và ba tiếng bằng. Những tiếng bằng hay trắc đó phải có thanh độ khác nhau thì câu thơ mới giàu âm điệu.

18. Điệp âm

Điệp âm là những chữ có cùng âm đứng gần nhau trong một câu hoặc cùng vị trí trong hai câu.

HAY NGẮN GỌN LẠI :

- Bài tập làm theo đúng bản luật bằng trắc ghi trên,
- Dùng chính vận, hạn chế dùng thông vận,
- Cặp đối phải chỉnh về từ, ý như đã giải thích trong phần lý thuyết
- Vần phải luân phiên thay đổi dấu,*
(* 5 vần luôn thay đổi giữa có dấu và không dấu. Thí dụ : vông, lòng, công, vòng, xong)
- Tránh trùng từ, trùng ý,
- Tránh dùng nhiều hơn 3 dấu giống nhau trong cùng 1 câu,
- Tránh dùng nhiều hơn ba chữ cái trong một câu hoặc hai câu liên tiếp (LƯU Ý : T ,TH, TR ...khác nhau )
- Chữ thứ 2 hoặc chữ thứ 4 tránh cùng dấu hay cùng vần với chữ thứ 7 trong một câu.

ST- NET
Về Đầu Trang Go down
RUNG GIA_BP

RUNG GIA_BP


Tổng số bài gửi : 112
Join date : 29/06/2013
Đến từ : Núi Bà Rá,Thị xã Phước Long

NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT   NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Empty6/7/2013, 11:48 am

MÌNH XIN LỖI BAN QUẢN TRỊ CHO MÌNH GÓP ĐÔI CHÚT VỀ LỖI BỆNH Ở THƠ ĐL
CÓ GÌ ĐƯỜNG ĐỘT MONG CÁC BẠN LƯỢNG THỨ
[ltr]QUY ĐỊNH CỦA THƠ ĐL GỒM 8 BỆNH VÀ 12 LỖI[/ltr]

[ltr]NHƯNG Ở DLXH CHỈ BUỘC TRÁNH 2 BỆNH VÀ 6 LỖI THÔI ĐỂ MỌI NGƯỜI THOẢI MÁI VUI THƠ[/ltr]

[ltr]VÌ DLXH LÀ TRANG CỘNG ĐỒNG GỒM NHIỀU NẤC THANG TRÌNH ĐỘ KHÁC NHAU, LẠI KO PHẢI LỚP HỌC THƠ DL NÊN THÁOBỎ BỚT RÀOCẢN VỀ LỖI BỆNH ĐI.[/ltr]


[ltr]CHỦ TRƯƠNG VỀ LỖI BỆNH Ở DLXH
Ở DLXH chủ trương chỉ tuyệt đối tránh 2 bệnh nặng (2/8) là: HẠC TẤT & ĐẠI VẬN, vì 2 bệnh này làm gãy câu thơ và làm mất đi tính nhạc. 6 bệnh còn lại rất tép riu nên không cần để ý .
Về lỗi cũng chỉ đề xuất tránh 6 lỗi nặng (6/12) là: Trùng từ - Trùng vận - Khổ độc - Điệp thanh - Điệp âm - Phạm đề

Lý do: Đầy là sân chơi nghiệp dư nên không cần quá chăt chẽ về lỗi bệnh như trong trường học để tránh gò bó tứ thơ và các bạn còn đang luyện thơ đỡ ngột ngạt.
Tất nhiên ai tránh được 6 bệnh và 6 lỗi còn lại kia thì càng tốt, nhưng đừng biến bài thơ thành bài tập thì mất hết vẻ đẹp của thi ca.

*
TÓM LẠI
Cốt nhất là: ĐÚNG LUẬT - CHỈNH ĐỐI
Tuyệt đối tránh:
2 bệnh: Hạc tất - Đại vận
6 lỗi: Trùng từ - Trùng vận - Khổ độc - Điệp thanh - Điệp âm - Phạm đề

*
CHÚC BẠN TIẾN NHANH TRÊN CON ĐƯỜNG LÀM THƠ ĐƯỜNG LUẬT
___________________________________________________________________
*2 BỆNH
-HẠC TẤT
Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 4 trong cùng câu thì gọi là lỗi hạc tất.
Ví dụ:
Nghe lời phi pháp tai làm điếc
Nghĩ nỗi nhân tình ruột lại đầy
-ĐẠI VẬN
Bài thơ Đường luật chỉ gieo vần ở các chữ cuối câu. Nếu chữ thứ 4 trong câu cũng vần với chữ cuối câu thì phạm lỗi đại vận
Ví dụ:
Bâng khuâng ngày xế cả than trời
Ai đố cho người gánh nạn đời

*6 LỖI
-TRÙNG TỪ
Cùng một chữ được dùng nhiều lần ở trong bài thơ, ngoại trừ trường hợp cố ý, thì gọi là lỗi trùng từ hay điệp từ.
Bài thơ bị đánh giá là kém cỏi.
Trong trường hợp sử dụng mỹ từ pháp điệp ngữ thì không tính là lỗi.
-TRÙNG VẬN
Thơ Đường luật chỉ dùng đơn vận, nếu cùng một chữ vần được dùng lặp lại ở hai câu khác nhau thì gọi là trùng vận.
Bài thơ sẽ hỏng.
Nhưng nếu chỉ là tiếng đồng âm mà khác nghĩa thì được coi là 2 chữ vần khác nhau, không phạm lỗi. Tuy nhiên không nên để hai vần đồng âm gần nhau để tránh nghe đọc không hay.
-KHỔ ĐỘC
Lỗi khổ độc rất phổ biến trong các người làm thơ Đường luật mà không rành luật thơ, ngay cả đối với một số nhà thơ nổi tiếng cũng có khi mắc phải. 
Ví dụ:
Một mảnh tình riêng TA với ta
Bà Huyện Thanh Quan
-ĐIỆP THANH
Trong thơ thất ngôn, một câu có 4 tiếng bằng và 3 tiếng trắc hoặc bốn tiếng trắc và ba tiếng bằng. Những tiếng bằng hay trắc đó phải có thanh độ khác nhau thì câu thơ mới giàu âm điệu. Ví dụ câu thơ có 4 tiếng bằng thì chỉ nên dùng 2 chữ có dấu huyền (trầm bình thanh), dùng 3 hoặc cả 4 chữ có dấu huyền làm câu thơ yếu ớt, giọng trầm trầm khó nghe. Ngược lại nếu dùng nhiều tiếng không dấu (phù bình thanh) sẽ làm câu thơ nghe ngang ngang không êm dịu. 
Ví dụ:
Cung oán
Trên đài hiu hắt ngọn đèn hoa
Gang tấc xem bằng mấy dặm xa
-ĐIỆP ÂM
Điệp âm là những chữ có cùng âm đứng gần nhau trong một câu hoặc cùng vị trí trong hai câu.
Ví dụ:
Hồng dẫu hư lông đâu sợ sẻ
-PHẠM ĐỀ/MẠ ĐỀ
Trong hai cặp thực và luận không được dùng chữ của đầu bài, nếu có chữ nào của nhan đề bài thơ lọt vào thì bị lỗi phạm đề hay mạ đề. 
Ví dụ:
THEO voi ăn bã mía
Ăn mía theo voi tiếng đến giờ
Vì chi miếng bã để trò dơ
Rón chân những chực khi vòi nhả
Rát lưỡi đành xơi cái ngọt thừa
Ấy đã THEO đuôi thời phải hít

TRƯỚC MẮTCÁC BẠN TRÁNH ĐƯỢC 8 LỖI BỆNH NẶNG NÀY. NHỮNG LỖI BỆNH TÉP RIU THÌ KO CẦN QUAN TÂM HAY ĐỂ SAU NÀY TRÁNH TIẾP CŨNG ĐƯỢC
[/ltr]
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 690
Join date : 16/04/2013

NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT   NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Empty6/7/2013, 11:56 am

Bạn xem lại :

TÓM TẮT CÁC LỖI, BỆNH CỦA THƠ ĐƯỜNG

(Lưu ý : 18 bệnh và lỗi không phải là LUẬT nên không bắt buộc phải theo. Tùy theo quan điểm của mỗi người).
Về Đầu Trang Go down
RUNG GIA_BP

RUNG GIA_BP


Tổng số bài gửi : 112
Join date : 29/06/2013
Đến từ : Núi Bà Rá,Thị xã Phước Long

NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT   NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Empty6/7/2013, 2:41 pm

Admin đã viết:
Bạn xem lại :

TÓM TẮT CÁC LỖI, BỆNH CỦA THƠ ĐƯỜNG

(Lưu ý : 18 bệnh và lỗi không phải là LUẬT nên không bắt buộc phải theo. Tùy theo quan điểm của mỗi người).
=================
Xin lỗi ,vì có 1 thành viên ở diễn đàn này xem các lỗi bệnh ở đây rồi sang YH-HD hùa với @NTP bắt lỗi
Làm các bạn mới tập làm thơ ko tự tin để đăng thơ .nếu ko vì thế tôi đâu góp ý
Chúc tất cả cùng vui
Về Đầu Trang Go down
Hoàng Hôn




Tổng số bài gửi : 1687
Join date : 24/04/2013

NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT   NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Empty6/7/2013, 3:18 pm

Khó và .. cần nhớ tốt nên  HH tui chịu...vì quen làm theo cảm xúc là chủ yếu ..cứ đọc thơ bạn ..và  gõ theo cảm xúc dấy lên trong đầu...chứ nghiền ngẫm có có sai khg , hay chữ nào bằng ...chữ nào trắc thì...mệt thiệt. HH Phục những bạn làm thơ đường luật lắm . nếu có ít vào họa  thì thông cảm nha.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT   NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN  & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Empty

Về Đầu Trang Go down
 
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN & LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đối Ngẫu trong Thơ Đường luật
» Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật
» Luật thông vận trong thơ
» THỬ TẬP LÀM THƠ ĐƯỜNG LUẬT
» CÁC CÁCH HỌA THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thơ :: - Chuyên đề về thơ Đường luật-
Chuyển đến