Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


DIỄN ĐÀN NGHỆ THUẬT. KHÔNG TÔN GIÁO, KHÔNG CHÍNH TRỊ.
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Latest topics
» Ru hời dấu yêu
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby TiCa 16/12/2023, 7:59 am

» Hương Tình Thu
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Viễn Phương 19/12/2022, 3:49 am

» Cơm Gà Đút Lò by pdbv/ Modified by MICAN
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Uyên Uyên 24/7/2020, 12:16 am

» Nao Núng Chờ Xuân
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Viễn Phương 25/12/2019, 11:33 am

» Cách LÀM BÁNH TRÁNG TRỘN NGON
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Uyên Uyên 1/7/2019, 7:36 am

» DÁNG NGƯỜI TRONG THU - Viễn Phương
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Uyên Uyên 29/9/2018, 10:04 am

» TIỄN EM VỀ VỚI THU - Viễn Phương
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Uyên Uyên 29/9/2018, 8:47 am

» XO BY THIHEN
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Uyên Uyên 27/5/2018, 11:41 am

» Mộng Chiều Xuân
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Viễn Phương 29/1/2018, 9:16 pm

» TỰA CỬA BÊN SONG
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Uyên Uyên 9/10/2017, 1:28 pm

» Ru Nhau Tình Thu
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Viễn Phương 1/10/2017, 3:32 am

» CẬY TỬU MẦN THƠ
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby daonamxuong 26/3/2017, 4:03 pm

» THÓI ĐỜI ( xuyên tam Ngẫm, Bát điệp _Bát vận đồng âm _Phú Đắc
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Long 1/2/2017, 10:54 pm

» Hoài Mơ Cuộc Tình
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Viễn Phương 21/12/2016, 12:35 am

» Tình Ảo Vọng
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Viễn Phương 30/10/2016, 10:48 am

» Có Không Em?
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Viễn Phương 30/10/2016, 10:47 am

» TÀN THU
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Hoàng Hôn 19/10/2016, 8:12 am

» Tình yêu?
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Hoang van Dang 14/10/2016, 8:15 pm

» Gửi Lời Tình
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Giáng Thu Xưa 7/10/2016, 12:25 pm

» Ru Anh- Giáng Thu Xưa
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Giáng Thu Xưa 7/10/2016, 12:21 pm

» Khắc khoải chùng tơ
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby TiCa 1/10/2016, 3:54 am

» Đâu bóng người xưa?
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Hoang van Dang 13/9/2016, 8:34 pm

» VÌ THU ĐẾN
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby bietnoisao325 3/9/2016, 8:56 pm

» Lời tạ từ
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Hoang van Dang 24/6/2016, 8:12 pm

» Tìm về dầu chân xưa
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Hoang van Dang 24/6/2016, 8:05 pm

» THÁNG TƯ VỀ
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby bietnoisao325 19/6/2016, 10:23 pm

» Đàn Đứt dây
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby bietnoisao325 19/6/2016, 10:21 pm

» Sự tha thứ.
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:43 am

» Đọc để thấy nỗi buồn mất mát!
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:32 am

» Sau Mười Năm
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:26 am

» Thì Thôi Em Nhé
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Viễn Phương 31/5/2016, 7:14 am

» Những câu nói đều thật là chân lý!
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Admin 30/5/2016, 4:45 pm

» VU VƠ
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Hương Cỏ 26/5/2016, 9:23 am

» Tưởng như
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Già Bợm 24/5/2016, 11:48 am

» An nhiên
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Lá Cỏ 24/5/2016, 11:44 am

» Nửa Mãnh Tim Yêu- GTX
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Giáng Thu Xưa 21/5/2016, 2:34 pm

» RỒI MAI ĐÂY
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby bietnoisao325 20/5/2016, 11:43 pm

» Điếc, Mù, Câm - Bác sĩ tâm lý
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Admin 19/5/2016, 6:52 am

» HIỆN TRẠNG XỨ MÌNH
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:44 pm

» MỜI
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:36 pm

» ĐÊM ĐỘC BƯỚC
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:27 pm

» LẦN THĂM ĐẦU
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:25 pm

» CÚT KÍT VỊNH
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:23 pm

» VỢ CHỒNG THI SĨ
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:13 pm

» ĐỜI THI SĨ
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:08 pm

» vỊNH CON SÂU
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 9:58 pm

» Sinh nhật Bạn & Tôi
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby bietnoisao325 12/5/2016, 7:06 am

» Khách
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby AN YÊN 11/5/2016, 1:30 am

» Con Gái Của Chị Hai
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby AN YÊN 11/5/2016, 1:19 am

» HỌP MẶT OFFLINE
Thơ hai-kư Nhật Bản Emptyby Long 7/5/2016, 9:59 pm


 

 Thơ hai-kư Nhật Bản

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 690
Join date : 16/04/2013

Thơ hai-kư Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Thơ hai-kư Nhật Bản   Thơ hai-kư Nhật Bản Empty17/5/2013, 11:37 am


Một chuỗi đảo lớn nhỏ nằm giữa biển khơi, vị trí đầu tiên đón mặt trời, là trọn vẹn ý nghĩa tinh thần của đất nước Nhật Bản. Sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ trên phương diện vật chất - mà theo nhiều ý kiến đánh giá là thần kỳ, thật không thể không có sự góp mặt của những giá trị tinh thần truyền thống.
Tho hai ku Nhat Ban
Vẻ đẹp Nhật Bản

Năm 1968, thế giới đã xiết bao kinh ngạc trước một Yasunari Kawabata (người đoạt giải Nobel Văn học), người có công vén bức màn bí ẩn của tâm hồn Nhật Bản, người đã mang âm hưởng thơ ca trong những truyền thuyết của đất nước mình vào những trang văn xuôi hiện đại. Rồi khắp nơi trên thế giới, các nhà văn vĩ đại như R.Tagore (Ấn Độ), S.Zweig (Áo)...đều tâm sự họ đã chịu ảnh hưởng của một bậc thầy thơ cổ Nhật là M.Basho (thế kỷ 17).

Thể thơ Basho đã làm cho trở thành tuyệt mỹ là hai-kư. Hai-kư nghĩa là ""bài cú"" - về hình thức gồm mười bảy chữ. Cũng về hình thức, nó được viết trên giấy thành những bức hoạ theo nghệ thuật thư pháp, hoặc đề vào những bức tranh cổ. Nhưng điểm quan trọng là tâm thái người làm thơ và những gì ẩn chứa phía sau sự tối giản đến kinh ngạc của mười bảy con chữ. Giữa một nền văn hoá mang đậm dấu ấn Phật giáo, đã tạo lập nên một lối tu chứng Thiền riêng biệt (Zen), thì tâm thái người làm thơ là tâm thái của người tu chứng với mục đích rốt ráo thể nhập vào đời sống. Nghĩa là không còn sự phân biệt người làm thơ và đời sống đang vận hành, giữa bài thơ và cái nằm phía sau ngôn từ. Đó là sự độc đáo vi diệu của thơ hai-kư Nhật. Một điểm nữa, việc thưởng thức đòi hỏi người đọc cũng phải thể nhập được vào dòng sông đang trôi chảy của đời sống. Có lẽ phần nào đó là việc không mấy dễ dàng. Và người đọc càng đi gần đến dòng sông ấy bao nhiêu, họ càng đi qua nhiều hơn những lớp nghĩa bên ngoài của bài thơ. Cuối cùng nếu có duyên may mắn, họ sẽ đến được với cái thật sự mà bài thơ ẩn chứa. Quả là một con đường rất hẹp đưa đến sự thể nhập nơi người làm thơ, người thưởng thức, vào cái dòng sông duy nhất đang trôi ấy.
Tho hai ku Nhat Ban

M.Basho

Basho làm thơ từ ngày còn trẻ. Sau thời gian thực hành Zen dưới sự chỉ dẫn của Thiền sư Butcho, ông đã dâng hiến cả đời mình cho thơ ca và sự thưởng ngoạn đời sống qua những chuyến du hành khắp đất nước Nhật Bản. Xin giới thiệu một bài hai-kư của ông (vì sự khó khăn giữa hai ngôn ngữ, chúng tôi chỉ tạm dịch lấy ý).

* Nơi im lặng thẳm sâu
Vẳng qua muôn trùng đá
Tiếng ve sầu.

Có thể trên khía cạnh thuần chữ nghĩa, ta thấy bài thơ vẽ nên một cảnh heo hút, vắng lặng với những hiệu quả độc đáo của âm thanh. Có gì mỏng manh hơn tiếng một con ve, tận sâu trong khu rừng vắng! Tiếng kêu ấy bền bỉ, dội qua trùng trùng các vách đá. Sự đối ngược giữa một thứ mỏng manh nhưng mềm mại, có phẩm tính lan toả đã qua được những gì bất động, cứng lạnh là đá núi - bài thơ cho thấy sự huyền nhiệm của sự sống. Nhưng dòng sông âm thanh mang tín hiệu của đời sống ấy chảy ra từ đâu, với những tiếng dội qua trùng trùng vách đá, giác quan của ta (ở đây là thính giác) có biết được chính xác không? Chắc chắn là không, nhưng ta biết có dòng sông đó. Quá trình suy tư tiếp tục. Có thể đến đây, ta ý thức được thuộc tính hữu hạn nơi giác quan thân xác trước dòng sông mênh mông đến vô cùng kia. Vì hữu hạn nên việc đặt câu hỏi rất dễ lầm lẫn, cách duy nhất chỉ là hoà mình vào đó. Làm thế, ta sẽ trôi cùng dòng chảy mà trước kia không hề biết nó từ đâu. Và cuộc đời thật sự phải chăng là thế...Đến lúc này, bản thân bài thơ như biến mất, người đọc đã qua cánh cửa của mười bảy con chữ và trực tiếp cảm nghiệm những gì tự đời sống mang lại.
Một số bài hai-kư của Basho

* lắng nghe
con ếch
nhảy vào ao xưa

* chính em
một bôngcẩm chướng ven rừng hoang dã
cánh hoa muôn vẻ

* đau đớn thay xuân qua kìa
chim nức nở khúc sông cạn
cá còn ứa lệ

* đêm qua mau
khúc sông cạn
còn vương mảnh trăng

*còn hồ nghi nữa ư dưới mái nhà này
tôi ngủ cùng người kỹ nữ
như mặt trăng ngủ cùng bụi cỏ ba lá

* buồn đau tôi chia tay bạn
như thân loài trai lìa xa vỏ
tôi đi, thu cũng cạn ngày

Haiku đầy sức sống như nhà thơ lỗi lạc Issa cho thấy:

* Trôi xuống dòng sông
Trên cành lá gãy
Ca vang côn trùng.

Hoặc là như nhà thơ họa sĩ Buson:

* Đỉnh Yoshino
Nuốt vào mây trắng
Thở ra hoa đào.

* Trong âm u
Hiên nhà thấm ướt
Mưa thu
(Taigi)

NET
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 690
Join date : 16/04/2013

Thơ hai-kư Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ hai-kư Nhật Bản   Thơ hai-kư Nhật Bản Empty17/5/2013, 12:36 pm

Thêm 2 bài nói về Haiku. Mời bạn đọc để biết thêm về Haiku

Haiku (tiếng Nhật: 俳句) (Bài cú) là loại thơ độc đáo của Nhật Bản, xuất phát từ ba câu đầu (発句 hokku, phát cú) của những bài renga (連歌 liên ca) có tính trào phúng gọi là renga no haikai (連歌の俳諧) mà sau gọi tắt là haikai (俳諧 bài hài).
Sự ra đời

Thể thơ haiku được ra đời vào thế kỉ 17 và phát triển mạnh vào thời kì Edo (1603 - 1867) khi đã dần mất đi sắc thái trào phúng mà mang âm hưởng sâu thẳm của Thiền tông. Thiền sư thi sĩ lỗi lạc Matsuo Basho được thừa nhận là người khai sinh ra haiku và Yosa Buson, Masaoka Shiki đã hoàn thiện nó dưới diện mạo và tên gọi như chúng ta thấy ngày nay. Đây có lẽ là thể thơ ngắn nhất thế giới bởi mỗi bài haiku, mặc dù đôi khi ta vẫn thấy có những hình thức khác, nhưng thường chỉ vỏn vẹn 17 âm tiết trong 3 câu 5+7+5 (17 âm tiết tiếng Nhật có khi chỉ vài ba từ ít ỏi, 3 câu trong cú pháp haiku cũng thường được viết thành một dòng). Chẳng hạn bài thơ con ếch nổi tiếng sau đây của Matsuo Bashō trong tập Xuân nhật (Haru no hi, 1686) viết chung với đồ đệ, có cú pháp 5+7+5 âm tiết:

古池や Furuikeya (Phư-rư-i-kê-ia)
蛙飛び込む Kawazu tobikomu (Ka-oa-dư-tô-bi-kô-mu)
水の音 Mizu no oto (Mi-dư-nô-ô-tô)

Ao cũ
Con ếch nhảy vào
Vang tiếng nước xao.

Với dân tộc Nhật Bản, haiku được xem như tinh hoa của văn hóa dân tộc. Dưới góc nhìn của Thiền tông, haiku là thể thơ đặc biệt có thể hàm chứa được thực tại nhiệm mầu trong vỏn vẹn 17 âm tiết, vừa sâu lắng uyên thâm, lại vừa đơn sơ giản dị, nhiều khi trở thành phương tiện hữu hiệu truyền tải một công án để các môn sinh tu tập Thiền. Chủ đề của thơ haiku thường lồng vào khung cảnh của bốn mùa.

Niêm luật cơ bản của haiku

Trong thơ haiku bắt buộc phải có kigo (季語, quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả một mùa nào đó trong năm. Có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các hình ảnh, hoạt động hay những cái gì đó mà mang đặc trưng của một mùa trong năm.
Mỗi bài thơ thông thường có cấu trúc âm tiết 5 + 7 + 5 trong ba câu. Tuy nhiên, ngay cả tổ sư của haiku Matsuo Basho cũng đôi khi sử dụng ít hơn hoặc nhiều hơn số âm tiết đã nói trên; chẳng hạn như:

Tịch liêu
Thấu xuyên vào đá
Tiếng ve kêu.

Shizukasaya
Iwa ni shimiiru
Semi no koe

(Basho)

----------------------------------------------------

Haiku là loại thơ độc đáo cyủa Nhật Bản gồm 17 âm tiết 5 - 7- 5, ngắt nhịp thành 3 câu. Haiku có lịch sử khoảng 400 năm về trước và phát triển mạnh vào nửa đầu thời kỳ Edo (1603 - 1868) khi nhà thơ nổi tiếng Matsuo Basho của Nhật Bản sáng tác các bài thơ miêu tả quang cảnh và thiên nhiên trong chuyến du hành khắp đất nước Nhật Bản.

Vào những năm thời kỳ Meiji tiếp theo (1868 - 1912), thơ haiku phát triển mạnh mẽ thành thể thơ độc đáo của Nhật Bản nhờ vào sự nỗ lực của các nhà thơ khác như Masaoka Shiki. Cũng chính nhờ nhà thơ Masaoka đã đem lại cho thơ haiku một sắc thái mới đó là những chùm thơ ngắn nói về mối tương quan giữa vũ trụ và con người.

Thơ haiku gồm 17 âm tiết (không phải 17 chữ), được sắp xếp thành ba hàng 5 – 7 – 5 (ký tự Nhật). Haiku dùng cách ghi lại sự vật / sự việc một cách hiện thực, đơn giản nhưng truyền tải sự cảm nhận một cách sâu sắc về sự khám phá cho người đọc. Nhưng điểm quan trọng là tâm thái người làm thơ và những gì ẩn chứa phía sau sự tối giản đến kinh ngạc của mười bảy âm tiết. Đề tài của haiku thường là thiên nhiên và những mùa trong năm. Haiku có những luật cơ bản như: Trong thơ haiku bắt buộc phải có từ “Kigo” (quý ngữ - dấu hiệu cho biết bài thơ đang miêu tả mùa nào) trực tiếp hay gián tiếp thông qua các hình ảnh, hoạt động để miêu tả thời tiết, mùa trong năm. Thơ haiku sử dụng thủ pháp biểu hiện tượng trưng, chỉ gợi chứ không tả, thể hiện cảm xúc hay suy tư nào đó và tinh tuý nét Thiền.

Thơ haiku đã phát triển vượt qua khỏi biên giới Nhật Bản đến với các nước ở châu Âu, Nam Mỹ, Châu Phi và Trung Quốc và đặc biệt phong trào làm thơ haiku rất thịnh hành tại Mỹ. Xin giới thiệu một bài thơ haiku của Matsuo Basho được dịch ra tiếng Anh.

The autumn wind is blowing
But the chenust burs
Are green

Tại Việt Nam, những ai yêu thích thơ chắc cũng đã có lần từng được nghe đến thơ haiku, và phong trào sáng tác thơ haiku cũng nở rộ trong giới yêu thơ, đặc biệt là sinh viên ngành Nhật Bản học. Khác với tiếng Nhật là đa âm thì với tiếng Việt đơn âm có thể dùng 17 chữ trong 3 câu nên có thể diễn đạt được nhiều hơn. Nhưng tinh tuý của haiku là diễn đạt một thoáng suy tư, một khung cảnh cô đọng, một chút thiền. Cái hay, cái khó của haiku là chỗ đó. Đọc thơ haiku, người ta dễ dàng đưa mình về một thế giới thanh thản, vô lượng. Bất cứ ai đã từng đọc hoặc làm thơ haiku đều nhận ra rằng sau khi đọc một bài thơ, tâm hồn dường như đã được ngộ, thư thái và nhẹ nhõm lạ thường.

ST - NET
Về Đầu Trang Go down
 
Thơ hai-kư Nhật Bản
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Quốc gia đón năm mới 2015 sớm nhất và muộn nhất trên thế giới
» Nhật ký 20-10
» Nhặt lá trả về em - Tp
» 10 Thứ Bẩn Nhất
» Sinh Nhật Con về

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Khoa học đời sống :: Kiến thức phổ thông .-
Chuyển đến