Latest topics | » Ru hời dấu yêu by TiCa 16/12/2023, 7:59 am
» Hương Tình Thu by Viễn Phương 19/12/2022, 3:49 am
» Cơm Gà Đút Lò by pdbv/ Modified by MICAN by Uyên Uyên 24/7/2020, 12:16 am
» Nao Núng Chờ Xuân by Viễn Phương 25/12/2019, 11:33 am
» Cách LÀM BÁNH TRÁNG TRỘN NGON by Uyên Uyên 1/7/2019, 7:36 am
» DÁNG NGƯỜI TRONG THU - Viễn Phương by Uyên Uyên 29/9/2018, 10:04 am
» TIỄN EM VỀ VỚI THU - Viễn Phương by Uyên Uyên 29/9/2018, 8:47 am
» XO BY THIHEN by Uyên Uyên 27/5/2018, 11:41 am
» Mộng Chiều Xuân by Viễn Phương 29/1/2018, 9:16 pm
» TỰA CỬA BÊN SONG by Uyên Uyên 9/10/2017, 1:28 pm
» Ru Nhau Tình Thu by Viễn Phương 1/10/2017, 3:32 am
» CẬY TỬU MẦN THƠ by daonamxuong 26/3/2017, 4:03 pm
» THÓI ĐỜI ( xuyên tam Ngẫm, Bát điệp _Bát vận đồng âm _Phú Đắc by Long 1/2/2017, 10:54 pm
» Hoài Mơ Cuộc Tình by Viễn Phương 21/12/2016, 12:35 am
» Tình Ảo Vọng by Viễn Phương 30/10/2016, 10:48 am
» Có Không Em? by Viễn Phương 30/10/2016, 10:47 am
» TÀN THU by Hoàng Hôn 19/10/2016, 8:12 am
» Tình yêu? by Hoang van Dang 14/10/2016, 8:15 pm
» Gửi Lời Tình by Giáng Thu Xưa 7/10/2016, 12:25 pm
» Ru Anh- Giáng Thu Xưa by Giáng Thu Xưa 7/10/2016, 12:21 pm
» Khắc khoải chùng tơ by TiCa 1/10/2016, 3:54 am
» Đâu bóng người xưa? by Hoang van Dang 13/9/2016, 8:34 pm
» VÌ THU ĐẾN by bietnoisao325 3/9/2016, 8:56 pm
» Lời tạ từ by Hoang van Dang 24/6/2016, 8:12 pm
» Tìm về dầu chân xưa by Hoang van Dang 24/6/2016, 8:05 pm
» THÁNG TƯ VỀ by bietnoisao325 19/6/2016, 10:23 pm
» Đàn Đứt dây by bietnoisao325 19/6/2016, 10:21 pm
» Sự tha thứ. by Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:43 am
» Đọc để thấy nỗi buồn mất mát! by Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:32 am
» Sau Mười Năm by Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:26 am
» Thì Thôi Em Nhé by Viễn Phương 31/5/2016, 7:14 am
» Những câu nói đều thật là chân lý! by Admin 30/5/2016, 4:45 pm
» VU VƠ by Hương Cỏ 26/5/2016, 9:23 am
» Tưởng như by Già Bợm 24/5/2016, 11:48 am
» An nhiên by Lá Cỏ 24/5/2016, 11:44 am
» Nửa Mãnh Tim Yêu- GTX by Giáng Thu Xưa 21/5/2016, 2:34 pm
» RỒI MAI ĐÂY by bietnoisao325 20/5/2016, 11:43 pm
» Điếc, Mù, Câm - Bác sĩ tâm lý by Admin 19/5/2016, 6:52 am
» HIỆN TRẠNG XỨ MÌNH by bietnoisao325 17/5/2016, 10:44 pm
» MỜI by bietnoisao325 17/5/2016, 10:36 pm
» ĐÊM ĐỘC BƯỚC by bietnoisao325 17/5/2016, 10:27 pm
» LẦN THĂM ĐẦU by bietnoisao325 17/5/2016, 10:25 pm
» CÚT KÍT VỊNH by bietnoisao325 17/5/2016, 10:23 pm
» VỢ CHỒNG THI SĨ by bietnoisao325 17/5/2016, 10:13 pm
» ĐỜI THI SĨ by bietnoisao325 17/5/2016, 10:08 pm
» vỊNH CON SÂU by bietnoisao325 17/5/2016, 9:58 pm
» Sinh nhật Bạn & Tôi by bietnoisao325 12/5/2016, 7:06 am
» Khách by AN YÊN 11/5/2016, 1:30 am
» Con Gái Của Chị Hai by AN YÊN 11/5/2016, 1:19 am
» HỌP MẶT OFFLINE by Long 7/5/2016, 9:59 pm
|
|
| Ấm Lòng Món Chuối Nướng Bọc Nếp | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
Lá Cỏ
Tổng số bài gửi : 1917 Join date : 19/04/2013
| Tiêu đề: Ấm Lòng Món Chuối Nướng Bọc Nếp 8/1/2015, 11:57 am | |
| - Trích dẫn :
- Ấm Lòng Món Chuối Nướng Bọc Nếp
Món chuối bọc nếp nướng ăn tại chỗ sẽ ngon hơn, gỡ lớp lá chuối còn nóng hổi ra, chan nước dừa vào, rắc thêm ít đậu phộng rang giã nhỏ lên mặt. Nước dừa bột báng ăn chuối phải hơi sền sệt, có vị hơi mặn một chút và không ngọt lắm thì khi ăn vào mới thấy được vị béo ngậy nhưng không ngán . Chuối nướng bếp than Những ngày se lạnh cuối năm, đi ngang những hàng chuối nướng ven đường lúc nào cũng thấy đông người chờ đợi. Món quà vặt này thật kỳ lạ, vừa có nước cốt dừa lại vừa nướng trên than, làm người thưởng thức khó lòng xác định nên ăn vào thời điểm nào trong ngày cho thích hợp. Bởi nhiều người e ngại nước cốt dừa làm lạnh bụng nên thường ăn vào giấc sáng hoặc trưa, nhưng cũng có người thích cảm giác đứng chờ đợi trong cái giá lạnh của đêm cuối năm, nhìn lò than đỏ hồng hòa với tiếng nếp nướng reo vui tí tách, rồi gắp trái chuối nóng hổi ra, gỡ lá chuối và cắt thành miếng nhỏ, chan nước dừa lên. Cũng vì vậy mà những hàng chuối nướng có giờ bán khác nhau, nơi này bán buổi sáng hoặc chiều, có nơi chạng vạng tối mới bắt đầu dọn hàng, hoặc đối với những xe đẩy rong thì lúc nào đi đường cũng có thể gặp. Đồ nghề món chuối nướng, như bao món ngon đường phố khác, đơn giản và tiện dụng, có thể dễ dàng xê dịch khi cần. Một đôi quang gánh hoặc xe đẩy, vài chiếc ghế nhựa thấp, vỉ nướng chuối và bếp than, vậy là đã đủ cho một cuộc mưu sinh. Món này nhìn thì đơn giản nhưng làm cho ngon, cho vừa miệng khách hàng thì không dễ, bởi thế nên mới có những nơi chỉ bán đúng một món chuối bọc nếp nướng mà tiếng lành đồn xa, khách mới khách cũ nườm nượp ghé ăn. -Chuối để làm món này phải là chuối sứ, bóc vỏ, bọc bên ngoài là cơm nếp nấu chín trộn dừa cán mỏng, sau đó lấy lá chuối bọc tiếp thêm hai lớp dọc và ngang. Riêng chuyện bọc nếp này cũng đã là khó, vì phải sao cho không quá dầy ăn dễ ngán, cũng không quá mỏng, mà lại phải áo cho thật đều. Khi nướng canh lửa và trở đều tay, thấy nếp hơi se mặt, vàng và giòn là được. Món này ăn tại chỗ sẽ ngon hơn, gỡ lớp lá chuối còn nóng hổi ra, chan nước dừa vào, rắc thêm ít đậu phộng rang giã nhỏ lên mặt -. Nước dừa bột báng ăn chuối phải hơi sền sệt, có vị hơi mặn một chút và không ngọt lắm thì khi ăn vào mới thấy được vị béo ngậy nhưng không ngán. Đừng vội thấy món ăn hấp dẫn mà kêu liền hai trái chuối vào một đĩa, sẽ rất ngán, nên ăn từng trái, nếu thích thì kêu thêm đĩa nữa. Nhưng dù là ở đâu thì những hàng chuối bọc nếp nướng này đều có đặc điểm chung là bán rất ngon, đắt khách và đến nay vẫn vậy. Riêng món này thì chưa thấy lên hàng quán sang trọng, nếu có chăng là quán lớn bán nhiều thứ trong đó có chuối bọc nếp, nhưng thường khách ăn không lấy làm ngon miệng. Chỉ những chỗ nhỏ khiêm tốn nơi góc đường hay hè phố với thâm niên hơn chục năm mới đủ sức khiến khách chạy xe đường xa tìm đến mua. Có lẽ đối với món này, ngoài chuyện ăn ngon khách còn muốn được thỏa mắt nhìn người bán luôn tay xoay trở, khi nướng chuối, lúc cắt lúc chan, rồi còn phải canh quạt cái bếp than đỏ rực… như tìm một hơi ấm trong ngày đông lạnh.
Theo monngon Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp Quê nhà một góc nhớ mênh môngNgon thật, đang rất muốn ăn | |
| | | Lá Cỏ
Tổng số bài gửi : 1917 Join date : 19/04/2013
| Tiêu đề: Re: Ấm Lòng Món Chuối Nướng Bọc Nếp 8/1/2015, 12:05 pm | |
| Bánh Dừa Giồng Luông - Trích dẫn :
Cái tên Giồng Luông tưởng đã đi vào lãng quên, bởi từ lâu nó đã không còn nhắc đến trong địa giới hành chính của huyện Thạnh Phú (Bến Tre). Thay vào đó là cái tên Đại Điền, mảnh đất nghèo khắc khoải bên dòng sông Hàm Luông, lắm biến cố thăng trầm lịch sử. Nhưng dù có đi đâu, người ta vẫn nhớ Giồng Luông – nhớ cái hương vị mặn mòi, dân dã của chiếc bánh nếp gói bằng lá dừa mộc mạc; nhớ cái nghề đã gắn bó với người nghèo quê họ gần nửa thế kỷ đi qua... Để làm ra chiếc bánh, người thợ Giồng Luông phải đổ biết bao công sức nhọc nhằn. Từ 12 giờ khuya hôm trước, thợ bánh cho nếp vào nước để ngâm. Khâu chọn nếp được đặt lên hàng đầu, quyết định sự thành bại của chiếc bánh. Nếp phải là nếp sáp Vĩnh Long mới dẽo và thơm. Trước đây, thợ bánh Giồng Luông chuộng nếp ruồi từ chân ruộng Trà Vinh. Nhưng giống này giờ đã bị thoái hóa, người trồng lại vóc phân nhiều nên cứng và khô. Chừng 4 giờ sáng, người thợ bánh thức dậy gút nếp. Nếp sau khi ngâm, được vo đi vo lại, xả bằng nước sạch đến sáu, bảy lần. Cẩu thả trong khâu gút, nếp còn lẫn cám và tạp chất, bánh sẽ mau thiu. Rồi cho nếp vào thúng tre, đặt ở nơi thoáng gió, để nếp ráo đều. Kế đến là công đoạn vắt nước cốt dừa. Không chọn dừa quá khô sẽ bị hôi dầu. Dừa mới lắc nước càng không được vì không đủ độ béo. Tốt nhất là chọn dừa dày cơm, vỏ vừa rám vàng. Nước cốt dừa vắt ra, cho vào cái rây làm bằng lưới gân với những lỗ nhỏ li ti để lọc bỏ cặn dừa. Người ta trộn nước cốt dừa vào nếp, bỏ thêm ít muối và đường cát thành một hổn hợp sềnh sệch. Đến đây, người thợ mới cho nếp vào nồng. Cái nồng được làm bằng lá cà bắp (đọt non của cây dừa nước mọc ven sông rạch chưa trổ thành tàu). Chẻ cà bắp ra làm hai, lãi từng bẹ lá non, gọi là lá nồng. Lá nồng được quấn theo đường elip, tạo thành chiếc nồng gói bánh. Nghe thì đơn giản, nhưng không phải ai cũng quấn được nồng. Tay xoay nồng phải khéo, nồng mới đều và đẹp. Nồng quấn xong phải để nơi bóng râm, nếu không sẽ bị tím màu và co rút làm xấu đi chiếc bánh. Thợ gói bánh cho hổn hợp nếp vào 1/3 chiếc nồng . Đặt vào giữa nhân đậu xanh, hoặc ½ trái chuối xiêm chín. Rồi tiếp tục cho nếp vào đầy nồng và buộc lại bằng gân lá. Buộc chặc quá, nếp không nở, bánh khô và sượng . Còn xiết không chặc, khi hấp nước nong vào, bánh nhão không ngon, mau ôi thiêu. Đến 7 giờ sáng phải xong khâu gói, để trải qua công đoạn hấp kéo dài hơn 5 tiếng đồng hồ. Dù nếp có ngon, gói bánh có đẹp, nhưng không cẩn trọng trong khi hấp thì mẻ bánh đi toi. Bánh gói xong được cột lại thành chùm. Mỗi chùm 12 chiếc gọi là xâu. Chờ nước trong nồi hấp thật sôi, mới cho từng xâu bánh vào, không thì bánh sượng, bán mất tiếng. Nước hấp bánh cũng phải thật trong, bỏ vào một ít phèn chua để giữ màu cho bánh. Để phèn quá tay, bánh chua lòm khó ăn. Để ít quá, nồng bánh bị bầm trông không bắt mắt. Đến 12 giờ trưa, vớt bánh cho vào thúng, quảy ra bến đò Phú Khánh, nơi đó, thương lái đang chờ sẵn để mang đi bán khắp nơi. Thăng trầm đời bánh - đời ngưòi Theo đuổi cái nghề làm bánh dừa lâu nhất ở xứ Giồng Luông là gia đình bà Ba Nhàn ở Ấp Vĩnh. Quê bà ở cù lao Bảo, theo chồng sang đây làm bánh dừa bán dạo lúc ngoài hai mươi. Thời đó, chiếc bánh dừa chừng ngón tay cái, làm bằng nếp ruồi trộn đậu đen và nước cốt dừa ăn với đường thùng. Thời loạn lạc, một gánh bánh dừa chạy rong, bà thay chồng nuôi bầy con khôn lớn. Sau , không còn sức để quấn nồng nhỏ xíu, bà quay sang làm bánh nhân chuối và đậu xanh, cỡ nồng bằng cườm tay trẻ nhỏ. Cứ 1 táo nếp là 20 lít, mỗi ngày bà Nhàn gói đến 5 táo mới nuôi nổi 12 người con. Để làm ra gần 5.000 chiếc bánh mỗi ngày, bà phải thức khuya dậy sớm, bỏ ngủ quên ăn. Tiền lời ba đồng ba cọc, nhưng mỗi khi bị “đụng” là coi như mất vốn, đàn con của bà phải ăn rau trừ cơm. Đụng là tiếng lóng để chỉ bị thuế vụ tịch thu. Ngồi co gối lên cằm, bà Nhàn kể: “Hồi cái thời ngăn sông cấm chợ, làm bánh phải đi bán lén. Cũng là chiếc bánh làm bằng nếp và nước cốt dừa, nhưng người ghiền ăn cứ tìm cho được bánh dừa Giồng Luông. Vị mặn của muối, vị béo của dừa, thơm nồng mùi lá mới, bùi bùi hạt đậu đen. Bánh dừa nơi khác thường chỉ bán trong ngày. Còn bánh xứ này để 4 – 5 ngày chẳng sao . Vì vậy mà bánh Giồng Luông có mặt khắp chốn. Ai đi đâu về đâu, hễ có dịp đi ngang Đại Điền, đều ghé vô bến đò Phú Khánh mua vài xâu bánh làm quà. Không ít Việt kiều về nước, không quên đem bánh lên máy bay . . . xuất ngoại. Từ Bến Tre, bánh dừa Giồng Luông lên TP., rồi đi Vũng Tàu, ra Long Khánh (Đồng Nai). Có khi đến tận Đà Nẵng, xuống tuốt Cà Mau. Về Đại Điền nghe kể chuyện đời, chuyện nghề, tôi thấy tiếc cho làng bánh dừa Giồng Luông. Một đặc sản điền dã nổi tiếng như thế, mà đến nay người thợ bánh còn theo nghề đếm không đủ trên đầu ngón tay. Rồi đây, những người như chị Bé, bà Ba Chẩn, bà Hai Lợi, bà Bảy Đặng không còn đeo bám với nghề, có lẽ danh tiếng của chiếc bánh dừa Giồng Luông sẽ mai một dần theo thời gian.
Nguyễn Bẩy | |
| | | | Ấm Lòng Món Chuối Nướng Bọc Nếp | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| Tập thơ đầu của dđ Bạn&Tôi |
(Nếu muốn xem thơ. Bạn hãy click vào hình bìa qua trang Văn tuyển để DownLoad tài liệu.) |
|