Latest topics | » Ru hời dấu yêu by TiCa 16/12/2023, 7:59 am
» Hương Tình Thu by Viễn Phương 19/12/2022, 3:49 am
» Cơm Gà Đút Lò by pdbv/ Modified by MICAN by Uyên Uyên 24/7/2020, 12:16 am
» Nao Núng Chờ Xuân by Viễn Phương 25/12/2019, 11:33 am
» Cách LÀM BÁNH TRÁNG TRỘN NGON by Uyên Uyên 1/7/2019, 7:36 am
» DÁNG NGƯỜI TRONG THU - Viễn Phương by Uyên Uyên 29/9/2018, 10:04 am
» TIỄN EM VỀ VỚI THU - Viễn Phương by Uyên Uyên 29/9/2018, 8:47 am
» XO BY THIHEN by Uyên Uyên 27/5/2018, 11:41 am
» Mộng Chiều Xuân by Viễn Phương 29/1/2018, 9:16 pm
» TỰA CỬA BÊN SONG by Uyên Uyên 9/10/2017, 1:28 pm
» Ru Nhau Tình Thu by Viễn Phương 1/10/2017, 3:32 am
» CẬY TỬU MẦN THƠ by daonamxuong 26/3/2017, 4:03 pm
» THÓI ĐỜI ( xuyên tam Ngẫm, Bát điệp _Bát vận đồng âm _Phú Đắc by Long 1/2/2017, 10:54 pm
» Hoài Mơ Cuộc Tình by Viễn Phương 21/12/2016, 12:35 am
» Tình Ảo Vọng by Viễn Phương 30/10/2016, 10:48 am
» Có Không Em? by Viễn Phương 30/10/2016, 10:47 am
» TÀN THU by Hoàng Hôn 19/10/2016, 8:12 am
» Tình yêu? by Hoang van Dang 14/10/2016, 8:15 pm
» Gửi Lời Tình by Giáng Thu Xưa 7/10/2016, 12:25 pm
» Ru Anh- Giáng Thu Xưa by Giáng Thu Xưa 7/10/2016, 12:21 pm
» Khắc khoải chùng tơ by TiCa 1/10/2016, 3:54 am
» Đâu bóng người xưa? by Hoang van Dang 13/9/2016, 8:34 pm
» VÌ THU ĐẾN by bietnoisao325 3/9/2016, 8:56 pm
» Lời tạ từ by Hoang van Dang 24/6/2016, 8:12 pm
» Tìm về dầu chân xưa by Hoang van Dang 24/6/2016, 8:05 pm
» THÁNG TƯ VỀ by bietnoisao325 19/6/2016, 10:23 pm
» Đàn Đứt dây by bietnoisao325 19/6/2016, 10:21 pm
» Sự tha thứ. by Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:43 am
» Đọc để thấy nỗi buồn mất mát! by Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:32 am
» Sau Mười Năm by Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:26 am
» Thì Thôi Em Nhé by Viễn Phương 31/5/2016, 7:14 am
» Những câu nói đều thật là chân lý! by Admin 30/5/2016, 4:45 pm
» VU VƠ by Hương Cỏ 26/5/2016, 9:23 am
» Tưởng như by Già Bợm 24/5/2016, 11:48 am
» An nhiên by Lá Cỏ 24/5/2016, 11:44 am
» Nửa Mãnh Tim Yêu- GTX by Giáng Thu Xưa 21/5/2016, 2:34 pm
» RỒI MAI ĐÂY by bietnoisao325 20/5/2016, 11:43 pm
» Điếc, Mù, Câm - Bác sĩ tâm lý by Admin 19/5/2016, 6:52 am
» HIỆN TRẠNG XỨ MÌNH by bietnoisao325 17/5/2016, 10:44 pm
» MỜI by bietnoisao325 17/5/2016, 10:36 pm
» ĐÊM ĐỘC BƯỚC by bietnoisao325 17/5/2016, 10:27 pm
» LẦN THĂM ĐẦU by bietnoisao325 17/5/2016, 10:25 pm
» CÚT KÍT VỊNH by bietnoisao325 17/5/2016, 10:23 pm
» VỢ CHỒNG THI SĨ by bietnoisao325 17/5/2016, 10:13 pm
» ĐỜI THI SĨ by bietnoisao325 17/5/2016, 10:08 pm
» vỊNH CON SÂU by bietnoisao325 17/5/2016, 9:58 pm
» Sinh nhật Bạn & Tôi by bietnoisao325 12/5/2016, 7:06 am
» Khách by AN YÊN 11/5/2016, 1:30 am
» Con Gái Của Chị Hai by AN YÊN 11/5/2016, 1:19 am
» HỌP MẶT OFFLINE by Long 7/5/2016, 9:59 pm
|
|
| Kinh-Nghiệm Thành-Đạt của Cuộc Đời Đức Khổng-Tử . | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
Admin Admin
Tổng số bài gửi : 690 Join date : 16/04/2013
| Tiêu đề: Kinh-Nghiệm Thành-Đạt của Cuộc Đời Đức Khổng-Tử . 28/6/2014, 10:01 am | |
| I. Kinh-Nghiệm Thành-Đạt của Cuộc Đời Đức Khổng-Tử
Khổng-Tử đã kể lại các giai-đoạn thành-đạt của cuộc đời ngài như sau: "Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên-mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ" (Ta tới mười lăm tuổi mới chuyên-chú vào việc học, ba mươi tuổi mới tự-lập, bốn mươi tuổi mới thấu-hiểu hết sự lý trong thiên-hạ, năm mươi tuổi mới biết mệnh trời, sáu mươi tuổi mới có kiến-thức và kinh-nghiệm hoàn-hảo để có thể phán-đoán ngay được mọi sự-lý và nhân-vật mà không thấy có điều gì chướng-ngại khi nghe được, và bảy mươi tuổi mới có thể nói hay làm những điều đúng theo ý-muốn của lòng mình mà không ra ngoài khuôn-khổ đạo-lý). Trong lời phát-biểu trên, Đức Khổng-Tử có ý nói rằng con người tới một lứa tuổi nào đó mới có khả-năng nhận-thức và thực-hành những điều mà người chưa đạt đến lứa tuổi đó thì chưa nhận-thức và thực-hành được. Để giúp các bạn trẻ hiểu rõ trọn-vẹn ý-nghĩa lời phát-biểu của Khổng-Tử trên đây, chúng tôi xin bàn về từng phần của lời phát-biểu này.
1- Ngô Thập Hữu Ngũ Nhi Chí Vu Học
Trong câu "ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học," chúng tôi thấy có mấy chữ cần phải được giải-thích để giúp các bạn trẻ hiểu cho rõ. Chữ "hữu" có nghĩa là "thêm" (thập hữu ngũ: mười thêm năm, tức là 15), chữ "chí" có nghĩa là "để hết tâm ý," và chữ "vu" có nghĩa là "đối với" Cả câu "ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học" có nghĩa là khi tới 15 tuổi, ta mới có thể tự-mình chuyên-tâm vào việc học. Có biết như thế, các bậc cha mẹ mới không buồn-phiền khi thấy các con mình mải chơi đùa và không chịu chuyên tâm học-hành trước khi chúng chưa tới lứa tuổi 15. Và cũng nhờ đó, các bậc cha mẹ mới đem hết kiên-nhẫn, kỹ-năng, và nghệ-thuật để chăm-nom săn-sóc cho các con mình ngay từ khi chúng còn nhỏ (trước 15 tuổi) hầu giúp chúng thành-công trong việc học.
2- Tam Thập Nhi Lập "Tam thập nhi lập" có nghĩa là khi người ta tới 30 tuổi thì sức tự-lập mới có thể chắc-chắn và vững-vàng. Thực vậy, khi đạt tới 30 tuổi, con người có thể tự-lập và gây-dựng nên sự-nghiệp cho mình với điều-kiện là họ phải có chí tự-lập cũng như được cha mẹ săn-sóc và giáo-dục chu đáo. Chí tự-lập của con người giữ vai-trò quyết-định trong việc tự-ập. Trong thực-tế đã có nhiều người tự-lập từ trước lứa tuổi 30 và cũng có người không tự-lập được ở ngoài lứa tuổi 30. Đây là trường-hợp của những người có chí tư- lập hay không. Nếu không có chí tự-lập thì dù cha mẹ có săn-sóc và giáo-dục cũng vẫn không tự-lập được. Họ là những người ăn bám gia-đình và xã-hội.
3- Tứ Thập Nhi Bất Hoặc
"Tứ thập nhi bất hoặc" có nghĩa là khi người ta tới 40 tuổi mới có thể hiểu thấu mọi sự-lý trong thiên-hạ, phân biệt được việc phải hay trái cũng như hiểu được ai là người tốt hay xấu, phân biệt được những ai là người chân-chính yêu nước thương nòi và biết được cái gì nên làm hay không. Không phải người nào ở cái tuổi 40 cũng được như vậy. Muốn đạt tới trình độ "nhi bất hoặc," con người phải được giáo-dục kỹ-lưỡng và tự mình cố công học-hỏi chuyên-cần ngay từ khi còn nhỏ.
4- Ngũ Thập Nhi Tri Thiên-Mệnh
"Ngũ thập nhi tri thiên-mệnh" có nghĩa là khi người ta tới 50 tuổi mới có thể thông-suốt chân- lý của tạo-hoá, tức là hiểu được mệnh của trời. Không phải bất cứ ai tới 50 tuổi là đạt được trình-độ "tri thiện-mệnh" Muốn đạt được trình độ "tri thiên-mệnh," con người cũng phải có căn-bản vững-vàng về giáo-dục, kiến-văn, và kinh-nghiệm sống.
5- Lục Thập Nhi Nhĩ-Thuận
"Lục thập nhi nhĩ-thuận" có nghĩa là khi người ta tới 60 tuổi thì mới đạt đến mức độ hoàn-hảo về mặt tri-hành, kiến-văn, và kinh-nghiệm về cuộc sống. Nhờ đó, người ta có thể nhận-xét và phán- đoán được ngay tức-khắc và chính-xác về các sự-kiện và nhân-vật trong thiên-hạ. Khi nhìn hay nghe thấy điều gì, người ta không những không cảm thấy chướng-ngại mà còn hiểu thấu ngay mọi lẽ. Không phải tự-nhiên mà ta đạt được trình-độ "nhi nhĩ thuận" Muốn đạt được trình-độ này, con người cũng phải có căn-bản giáo-dục, đạo-đức, kiến-văn, và kinh-nghiệm từng-trải về sự đời.
6- Thất Thập Nhi Tùng Tâm Sở Dục Bất Du Củ
"Thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ" có nghĩa là tới 70 tuổi, con người sẽ đạt đến tình- trạng rất hoàn-hảo về cách xử-sự và xử-thế. Nhờ đó mà mỗi khi người ta định nói điều gì hay làm việc gì thì tự-nhiên thể-hiện đúng với chủ tâm của lòng mình, muốn sao được vậy, và không bao giờ vượt ra khỏi khuôn-khổ của đạo-lý hay lẽ thường. Đây là trình-độ tuyệt-hảo của con người ở vào tuổi từ 70 trở lên nếu trước đó họ được giáo-dục đúng cách, tự tìm tòi học-hỏi, có kiến-văn quảng-bác, có tu-tâm dưỡng-tánh, và đã từng-trải cũng như rút được ưu khuyết-điểm trong các kinh-nghiệm về nỗi ê-chề đớn-đau của cuộc đời.
Tuy rằng Khổng-Tử đã trình bày về những lứa tuổi cuộc đời cụ-thể của ngài như đã nói ở trên, chúng ta phải hiểu rằng đây cũng là ý của ngài muốn nói về từng giai-đoạn tác-thành-của các lứa tuổi cuộc đời con người. Muốn đạt tới khả-năng nhận-thức và thực-hành ở mỗi lứa tuổi như đã đề-cập ở trên, người ta phải được giáo-dục và tự mình chuyên-tâm vào việc học-hỏi liên-tục ngay từ khi còn trẻ, tức là từ trước khi tới lứa tuổi 15 và tiếp-tục cho tới 70 tuổi, để trau-giồi kiến-văn, đạo-đức, và rút-tỉa kinh-nghiệm trong cuộc sống hàng ngày.
Mỗi lứa tuổi 15, 30, 40, 50, 60, và 70 thể-hiện kết-quả của việc giáo-dục trong gia-đình và học-đường cùng kiến-văn có được qua sự học-hỏi ở trường đời. Nếu không được giáo-dục đúng cách và nếu không biết tự tu tâm dưỡng tánh, tự trau-giồi kiến-văn cho hoàn-hảo, và tự rút tỉa kinh-nghiệm trường đời thì con người giống như "ông bình vôi," càng sống lâu càng ngu và càng làm hại dân hại nước dù rằng có bằng cấp cao đến thế nào đi nữa.
Có tuổi là một việc, nếu không được giáo-dục đúng cách và không tự trau-giồi kiến-văn cùng kinh-nghiệm sống thì dù tới 30 tuổi, 40 tuổi, 50 tuổi, 60 tuổi, hay 70 tuổi đi nữa, người ta cũng không có sức tự-lập, không hiểu hết sự lý, không biết được mệnh trời, không thông-suốt mọi lẽ, và không thể làm chủ được hành-động và tư-tưởng của mình nhiên-hậu sẽ vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lý. Việc quan- trọng nhất là nếu đã tới 30 tuổi mà không tự-lập được vững-vàng, ta sẽ gặp nhiều gian-truân chứ đừng nói chi đến việc có thể giúp mình và giúp đời một cách có hiệu-quả được.
II. Việc Học và Trau Giồi Kiến-Văn
1. Học Kinh-Nghiệm Của Người
Muốn lập thân cho đúng nghĩa của nó, các bạn trẻ phải chú-tâm vào việc học. Học không phải có nghĩa là chúng ta chỉ cần cắp sách đến trường và đọc nhiều sách vở để biết chữ nghĩa hay học được một nghề để kiếm nhiều tiền hầu vinh-thân phì-gia là đuViệc học phải gồm đủ mọi mặt và nhiều cách. Mục-đích của việc học là để thành con người với đúng nghĩa của nó, tức là con người hoàn-hảo, có đạo-đức, và hữu-dụng cho nhà cho nước. Học là noi gương sáng của tiền-nhân và các bậc vĩ-nhân quân-tử, tức là bắt-chước những việc làm ích quốc lợi dân mà các bậc tiền-nhân đã làm. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải bắt-chước những việc làm của các người đồng thời với ta khi việc làm của họ có ý-nghĩa và đáng cho ta học-hỏi và noi theo để cứu-nhân độ-thế. Cần phải giao-thiệp rộng và lăn-lộn với đời để học kinh-nghiệm sống và trau-giồi kiến-văn cho quảng-bác. Học để phân-biệt được điều phải điều trái. Thấy điều tốt điều phải, ta phải bắt-chước. Thấy điều sai quấy, ta phải tránh. Người khôn là người biết học kinh-nghiệm của người khác, người dại là người chỉ biết học kinh-nghiệm của chính mình.
2. Học Một Biết Mười
Từ những hiểu-biết căn-bản của việc học có được tại học-đường và trong gia-đình, ta có thể nghiên-cứu thêm và nhiên-hậu phát-minh ra những điều mới. Làm sao học một để biết mười, tức là học cách tìm tòi nghiên-cứu, suy-diễn, nhận-xét, và phê-phán. Không nên quá tin vào sách-vở vì sách-vở cũng có nhiều cái sai trái trong đó. Người xưa có nói "Tận tín ư thư bất như vô thư," tức là quá tin vào sách thà đừng có sách còn hơn. Điều này là để cảnh-cáo những người thuộc loại mọt-sách. Đọc sách mà không chịu phân-tích và nhận-xét thì chỉ có hại mà thôi. Thậm-chí có người còn cho là những gì cổ- nhân viết ra để lại cho hậu-thế chỉ là những "tao-phách" (cặn bã) mà thôi. Những người biết cách học- hỏi thì phải coi những "tao-phách" này như là một tài-liệu để nghiên-cứu thêm mà thôi chứ không có thể nào hoàn-toàn tin vào đó được.
3. Học phải Hành
Những điều gì học được phải đem thực-hành để giúp-ích cho đời. Biết mà để đó cũng giống như không biết và cái biết đó là một điều vô-ích. Biết điều phải mà không làm thì cái biết đó chẳng có ích gì cho nhân-quần xã-hội. Hơn-nữa, khi ta học được điều hay mà không đem ra phổ-biến và thực- hành thì cái học của ta cũng mai-một đi. Chính vì thế mà việc học ở các nước tân-tiến đều đi từ kiến- thức tới thí-nghiệm, trắc-nghiệm, áp-dụng, rồi thi-hành, và cuối cùng lượng-giá cùng rút ưu-khuyết- điểm để cải-tiến hầu giúp-ích cho đời-sống con người tốt đẹp hơn.
4. Học để Làm Người
Đây là cái học quan-trọng nhất. Cái học của Á-Đông chúng ta chú-trọng tới việc xây-dựng con người toàn-diện về kiến-thức cũng như về đạo-đức. Cái học của Tây-Âu chú-trọng về mặt chuyên-môn để đào-tạo các chuyên-gia hơn là đào-tạo con người. Tuổi trẻ Việt-Nam ở hải-ngoại đã có lõi-cốt của cái học Á-Đông ta, nay lại được học thêm cái tinh-tuý về khoa-học kỹ-thuật Tây-Âu thì thật là điều tuyệt-diệu. Học để có kiến-thức và chuyên-môn cao thì dễ, nhưng muốn học để làm người, con người toàn-diện, thì rất khó. Chính vì thế mà các bạn trẻ cần phải chú-ý các mặt sau để việc học của ta thêm hoàn-hảo:
- Ở trong Gia-Đình Phải Học sao để Làm Người Con Hiếu-Thảo. "Hiếu-Thảo" là rường- mối của mọi nết ăn-ở trên đời. Cha mẹ là người sinh ra mình, săn-sóc và nuôi-nấng mình rất vất-vả, và còn lo giáo-dục cho mình nên người tử-tế nữa. Công-đức ấy kể sao cho xiết được! Chính vì thế mà con cái phải biết kính-yêu và biết ơn cha mẹ. Lúc nhỏ, con cái chỉ cần thể-hiện lòng biết ơn cha mẹ bằng cách vâng-lời cha mẹ, chăm-chỉ học-hành, và yêu mến cha mẹ. Khi lớn lên, con cái thể-hiện sự biết ơn cha mẹ bằng cách hết lòng phụng-dưỡng mẹ cha, ân-cần săn-sóc cha mẹ, kính-trọng cha mẹ, và giúp-đỡ cha mẹ mổi khi cha mẹ cần đến. Có được như thế thì con cái mới được gọi là người con có hiếu và mới được gọi là người có giáo-dục. Nếu làm trái các điều này, ta là người con bất-hiếu. Con người đã mang tội bất-hiếu thì chắc-chắn họ chỉ là kẻ sâu-dân mọt-nước.
Học Sao để Có Đễ với Anh Chị Em của Mình. "Đễ" có nghĩa là kính yêu, thương yêu, và hoà-thuận đối với anh chị em. Nói một cách khác, đối-xử tử-tế, hợp đạo-lý, và giữ trọn tình-nghĩa trước sau với anh chị em đều được gọi là "đễ" Có đễ thì anh chị em mới hoà, đồng-bào mới thương yêu nhau, và nhiên-hậu xã-hội mới thịnh-vượng.
- Học sao để Đạt Được Đức-Tính Cẩn-Trọng và Chân-Thành Khi làm việc gì và khi tiếp- đãi ai, "cẩn-trọng" là điều ta phải chú tâm. Điều này có nghĩa là khi giao-tiếp với tha-nhân, ta phải giữ lễ và tôn-trọng ý-kiến của họ. Khi đã nhận làm việc gì, ta phải chú-tâm để làm cho bằng được. Khi đã hứa với ai điều gì, ta phải giữ lời và nếu vì lẽ gì không giữ được lời đã hứa, ta phải thông-báo kịp thời để người ta tìm người khác thay thế. Đã có quan-niệm cho là người Việt mình quá nhiều tự-ái và thiếu chân-thành. Trong thực- tế, nhận-xét này rất đúng. Chính vì lẽ đó, muốn thành-công và giúp ích cho dân cho nước, ta phải bớt tự-ái và thêm chân-thành. Chân-thành là nghĩa là duyên, Bớt phần tự-ái tạo nên thân tình (thơ Khải Chính). Sự chân-thành phải coi là nòng-cốt vì có chân-thành mới có tín. Tín là báu-vật của cả nhân- loại. Không có tín, con người sẽ biến thành kẻ bất-lương và là hạng sâu-dân mọt-nước. Khi làm việc, ta phải cẩn-trọng và chân-thành, tức là có tín, thì mọi việc sẽ thành-công. Muốn thế, khi làm một công việc gì, ta phải có kế-hoạch thi-hành, đôn-đốc, và kiểm-soát trong tinh-thần cộng-tác, tương-kính, khoa-học, và dân-chủ. Có cẩn-trọng và có tín thì ta mới có thể làm việc ích-quốc lợi-dân được. Ở Bắc-Mỹ này nếu ta bị coi là người "no trust," tức là kẻ bất-tín, thì không thể nào tiến-thân được và suốt đời phải sống trong sự khinh-khi của người đời.
- Phải Học Sao Có Được Lòng Từ-Ái, Khoan-Dung, và Độ-Lượng.
Đạo Phật coi trọng các hạnh "đại-từ ,đại-bi, đại-hỷ, đại-xậu" Đại-từ là lòng hiền-lành lớn nhằm đem lại niềm-vui cho tất-cả chúng-sinh, đại-bi là lòng thương-xót lớn nhằm cứu-khổ cho tất cả chúng-sinh, đại-hỷ là tạo sự vui-vẻ với tất-cả chúng-sinh, và đại-xả là đem tất-cả mọi sự vui thích của mình mà thí cho người khác.
Đạo Thiên-Chúa coi trọng đức "bác-ái" Bác-ái là yêu thương tất-cả mọi người mọi vật và giúp ích cho đời, yêu người như yêu mình và yêu cả kẻ thù.
Khổng-Giáo coi trọng lòng "nhân" Nhân là tính tốt ở trong lòng mà trời đã phú sẵn cho ta, đó là cái lòng tốt của con người. Lòng nhân là điều cốt-yếu giúp ta để trở thành con người vì nếu con người đã bất-nhân thì không còn phải là con người nữa mà là con vật! Ngoài ra, Khổng Tử còn nói: "Khắc kỷ phục lễ vi nhận" Điều này có nghĩa là bỏ hết cái bệnh tư-dục của mình là khắc-kỷ, hồi-phục được chân-lý của trời là phục lễ, đó là nhân. Nói tóm-lại, nhân là lòng thương yêu và kính-trọng người.
Phật-Giáo,Thiên-Chúa-Giáo, và Khổng-Giáo đều dậy ta tấm lòng yêu thương tha-nhân, khoan-dung độ-lượng với mọi người, và ăn ở phải có lòng nhân. Ta phải sáng-suốt để gần-gũi người có nhân "Khoan- dung độ-lượng" có nghĩa là tha-thứ và thương yêu mọi người khi họ vô-ý vướng phải lỗi-lầm.
- Phải Học Sao Để Lập-Chí. Khi muốn làm việc gì, ta quyết-định làm cho bằng được, đó là chí. Người xưa thường nói: "Hữu chí giả, sự cánh thành (người đã có chí thì việc chắc phải nên); có chí thì nên; có chí làm quan, có gan làm giàu; làm trai chí ở cho bền, chớ lo muộn vợ, chớ phiền muộn con; làm trai có chí lập-thân, rồi ra gặp hội phong-vân có ngày; làm trai quyết-chí tang-bồng, sao cho tỏ mặt anh-hùng mới cạm" Vậy chí là cái lòng muốn làm và quyết-định làm một việc gì cho đến thành-công mới thôi. Ta phải học-tập làm sao để thực-hiện được "lòng muốn và quyết-định" này mỗi khi ta bắt tay vào làm một công-việc gì. Có như thế thì mọi việc ta theo-đuổi mới thành-công tốt đẹp.
Khi đã có hiếu, đễ, cẩn-trọng, chân-thành, từ-ái, khoan-dung độ-lượng, và lập được chí thì cái học của ta mới toàn-vẹn. Tuy-nhiên, cuộc đời vẫn có nhiều ngoại-lệ, nhất là ở thời nay. Hoàn-cảnh và dòng-giống cũng có ảnh-hưởng đến sự hiểu-biết và sự lập-nghiệp của con người. Xưa cũng như nay, vẫn có người lập-nghiệp và tự-lập được ở cái tuổi hai mươi và có người còn sớm hơn nữa. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người ở ngoài cái tuổi 30 mà vẫn không lập-nghiệp và tự-lập được. Cùng một trình-độ học-vấn mà ở mỗi tuổi người ta hiểu sự-vật một khác. Cùng một tác-phẩm mà mỗi lần đọc lại, ta lại hiểu kỹ hơn. Cuộc sống và sự học-hỏi giúp ta hiểu đời càng ngày càng kỹ hơn. Chính vì thế mà đến tuổi 60, nếu đã có kiến-văn và kinh-nghiệm vững-vàng thì mỗi khi thấy sự việc gì dù trái hay phải, dù thiện hay ác, dù sướng hay khổ, ta cũng không lấy gì làm ngạc-nhiên. Bởi thế cái tuổi 60 mươi mới được gọi là tuổi "nhi nhĩ thuận" Đến tuổi 70, nếu ta có kiến-văn quảng-bác, kinh-nghiệm chín-chắn, và sở-học uyên-thâm thì mọi việc ta suy-nghĩ, phát-biểu, hay làm đều theo dúng với lương-tâm cùng khuôn-khổ của đạo-lý. Bởi thế, cái tuổi 70 mới được gọi là tuổi "tùng tâm sở dục bất du cụ"
III. Kết-Luận
Không phải cứ có nhiều tuổi ta mới thông-minh tài giỏi. Thông-minh có thể do nòi-giống và sự bẩm-sinh mà có. Người xưa thường cho là "lão ô bách tuế không bằng phượng hoàng sơ sinh" (con quạ già trăm tuổi không bằng chim phượng-hoàng mới sinh ra) hay "hậu sinh khả uý" là vậy. Tuy nhiên, kiến-thức và kinh-nghiệm phải do học-hỏi mới thành. Tuổi đời cộng thêm việc học-hỏi và từng-trải mới đạt được các trình-độ "tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du cụ" Ta cần phải chú tâm vào việc học ngay từ khi còn trẻ và tiếp-tục học mãi cho đến già. Việc học phải bao-gồm từ sự bắt-chước, trau-giồi kiến-thức, nghiên-cứu, áp-dụng, thực-hành, đến việc học làm người. Ngoài ra, ta phải cố-gắng và có quyết-tâm học-hỏi thì mới mong đạt tới trình-độ từ "tam thập nhi lập" đến "tùng tâm sở dục bất du củ" một cách đúng nghĩa của nó được.
vietsciences. | |
| | | | Kinh-Nghiệm Thành-Đạt của Cuộc Đời Đức Khổng-Tử . | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| Tập thơ đầu của dđ Bạn&Tôi |
(Nếu muốn xem thơ. Bạn hãy click vào hình bìa qua trang Văn tuyển để DownLoad tài liệu.) |
|