Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


DIỄN ĐÀN NGHỆ THUẬT. KHÔNG TÔN GIÁO, KHÔNG CHÍNH TRỊ.
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Latest topics
» Ru hời dấu yêu
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby TiCa 16/12/2023, 7:59 am

» Hương Tình Thu
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Viễn Phương 19/12/2022, 3:49 am

» Cơm Gà Đút Lò by pdbv/ Modified by MICAN
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Uyên Uyên 24/7/2020, 12:16 am

» Nao Núng Chờ Xuân
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Viễn Phương 25/12/2019, 11:33 am

» Cách LÀM BÁNH TRÁNG TRỘN NGON
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Uyên Uyên 1/7/2019, 7:36 am

» DÁNG NGƯỜI TRONG THU - Viễn Phương
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Uyên Uyên 29/9/2018, 10:04 am

» TIỄN EM VỀ VỚI THU - Viễn Phương
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Uyên Uyên 29/9/2018, 8:47 am

» XO BY THIHEN
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Uyên Uyên 27/5/2018, 11:41 am

» Mộng Chiều Xuân
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Viễn Phương 29/1/2018, 9:16 pm

» TỰA CỬA BÊN SONG
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Uyên Uyên 9/10/2017, 1:28 pm

» Ru Nhau Tình Thu
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Viễn Phương 1/10/2017, 3:32 am

» CẬY TỬU MẦN THƠ
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby daonamxuong 26/3/2017, 4:03 pm

» THÓI ĐỜI ( xuyên tam Ngẫm, Bát điệp _Bát vận đồng âm _Phú Đắc
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Long 1/2/2017, 10:54 pm

» Hoài Mơ Cuộc Tình
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Viễn Phương 21/12/2016, 12:35 am

» Tình Ảo Vọng
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Viễn Phương 30/10/2016, 10:48 am

» Có Không Em?
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Viễn Phương 30/10/2016, 10:47 am

» TÀN THU
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Hoàng Hôn 19/10/2016, 8:12 am

» Tình yêu?
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Hoang van Dang 14/10/2016, 8:15 pm

» Gửi Lời Tình
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Giáng Thu Xưa 7/10/2016, 12:25 pm

» Ru Anh- Giáng Thu Xưa
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Giáng Thu Xưa 7/10/2016, 12:21 pm

» Khắc khoải chùng tơ
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby TiCa 1/10/2016, 3:54 am

» Đâu bóng người xưa?
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Hoang van Dang 13/9/2016, 8:34 pm

» VÌ THU ĐẾN
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby bietnoisao325 3/9/2016, 8:56 pm

» Lời tạ từ
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Hoang van Dang 24/6/2016, 8:12 pm

» Tìm về dầu chân xưa
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Hoang van Dang 24/6/2016, 8:05 pm

» THÁNG TƯ VỀ
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby bietnoisao325 19/6/2016, 10:23 pm

» Đàn Đứt dây
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby bietnoisao325 19/6/2016, 10:21 pm

» Sự tha thứ.
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:43 am

» Đọc để thấy nỗi buồn mất mát!
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:32 am

» Sau Mười Năm
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:26 am

» Thì Thôi Em Nhé
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Viễn Phương 31/5/2016, 7:14 am

» Những câu nói đều thật là chân lý!
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Admin 30/5/2016, 4:45 pm

» VU VƠ
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Hương Cỏ 26/5/2016, 9:23 am

» Tưởng như
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Già Bợm 24/5/2016, 11:48 am

» An nhiên
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Lá Cỏ 24/5/2016, 11:44 am

» Nửa Mãnh Tim Yêu- GTX
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Giáng Thu Xưa 21/5/2016, 2:34 pm

» RỒI MAI ĐÂY
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby bietnoisao325 20/5/2016, 11:43 pm

» Điếc, Mù, Câm - Bác sĩ tâm lý
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Admin 19/5/2016, 6:52 am

» HIỆN TRẠNG XỨ MÌNH
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:44 pm

» MỜI
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:36 pm

» ĐÊM ĐỘC BƯỚC
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:27 pm

» LẦN THĂM ĐẦU
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:25 pm

» CÚT KÍT VỊNH
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:23 pm

» VỢ CHỒNG THI SĨ
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:13 pm

» ĐỜI THI SĨ
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:08 pm

» vỊNH CON SÂU
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 9:58 pm

» Sinh nhật Bạn & Tôi
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby bietnoisao325 12/5/2016, 7:06 am

» Khách
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby AN YÊN 11/5/2016, 1:30 am

» Con Gái Của Chị Hai
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby AN YÊN 11/5/2016, 1:19 am

» HỌP MẶT OFFLINE
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Emptyby Long 7/5/2016, 9:59 pm


 

 CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ"

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 690
Join date : 16/04/2013

CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Empty
Bài gửiTiêu đề: CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ"   CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ" Empty22/5/2013, 7:31 am

Hạ Tri Trương (659 – 744), tự Quý Chân, hiệu Tứ Minh cuồng khách, quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn tỉnh Triết Giang), đỗ tiến sĩ năm 695, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An được Đường Huyền Tông rất vị nể. Lúc xin từ quan về quê, vua có tặng thơ, thái tử các quan đều đưa tiễn.
Hạ Tri Trương không phải là một nhà thơ thật tiêu biểu đời Đường, nhưng thi phẩm Hồi hương ngẫu thi của ông thì lại được hậu thế ngàn đời xưng tụng. Có lẽ một trong những điều tạo nên sự thành công của bài thơ này chính là nghệ thuật đối ngẫu.

Phiên âm:
Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai.

Dịch nghĩa
Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về,
Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.
Trẻ con gặp mặt không quen biết
Cười hỏi: khách ở nơi nào đến ?

Dịch thơ
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi ?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch, trong Thơ Đường , Tập 1, NXB Văn học, Hà Nội,1987)

Đối ngẫu là: "Một phương thức tổ chức lời văn bằng cách điệp cú pháp nhằm tạo ra hai vế, là một câu tương đối hoàn chỉnh, được viết thành hai dòng cân xứng, sóng đôi nhau[…] Trường hợp trong nội bộ một câu một dòng cũng có hai vế đối nhau thì gọi là tiểu đối hoặc tự đối" ([3])
Sự xuất hiện của hàng loạt các ngữ đoạn, các dòng thơ có sự trùng lặp về mặt cú pháp là một hiện tượng phổ biến và đặc trưng của luật thi. Chính sự lặp lại ở cấp độ cú pháp đã tạo nên những cấu trúc đối xứng mà nhờ đó, tổ chức ngôn ngữ trong các bài luật thi đều mang tính cân đối, hoàn chỉnh và đặc biệt bền vững. Hay nói như nhà nghiên cứu Phan Ngọc là "kiến trúc đối xứng ấy đã tạo nên tính rắn chắc của một đơn vị thống nhất và duy nhất" ([4]) Bên cạnh đó đối ngẫu còn là một thủ pháp quan trọng để triển khai hình tượng và thể hiện chủ đề tác phẩm. Đồng thời cùng với việc kiến tạo những yếu tố, những bộ phận thành đôi tương xứng với nhau để nhấn mạnh sự tương đồng, hoặc tương phản trong nội dung thông báo nhằm tăng thêm hiệu quả biểu đạt.
Tiếp cận bài thơ chúng ta thấy, ba câu thơ đầu được tạo dựng bởi phép tiểu đối (đối trong nội bộ câu) với hình thức hai ngữ đoạn đối xứng. Phép tiểu đối cũng là một thủ pháp đặc trưng trong thơ chữ Hán Đường luật đặc biệt là ở thể tuyệt cú"Hình thức tiểu đối được ưa chuộng đối với thể tuyệt cú" ([5]). Nếu ở đối liên, hai câu trình bày hai quá trình của sự vật, nhưng thật ra chỉ là một, câu này là cộng hưởng dư ba của câu kia thì với tiểu đối, chúng chỉ thực hiện trong một câu, mà trong câu ấy đã tạo sự rộng mở, sự tăng tiến của các quá trình bởi vì phép tiểu đối là kiểu kết hợp hai ngữ đoạn song hành nhờ vào sự trùng lặp về cú pháp và các phép lặp ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa.
Câu thơ mở đầu bằng một lời tự sự:
Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi,
Ngay trong một câu thơ bảy chữ nhưng đã tạo dựng được hai sự đối lập. Đối lập giữa hành động xa nhà – trở về nhà (li gia – hồi), giữa tuổi trẻ và tuổi già (thiếu tiểu – lão đại). Cấu trúc đối ở đây đã khái quát cả một cuộc đời con người. Con người ấy lúc tuổi trẻ đã nặng nợ công danh để lúc về già ngậm ngùi niềm cố thổ. Có thể nói cảnh huống này là cảnh huống của rất nhiều người trai trong xã hội phong kiến bởi chí làm trai phải lập công danh, phải thoả chí "tang bồng hồ thỉ".
Tuy nhiên, cái đáng quý của nhân vật trữ tình ở đây là sau hàng chục năm bôn ba mà "Hương âm vô cải / mấn mao tồi". Với câu thơ này, một lần nữa cấu trúc đối lại được sử dụng để làm bật nổi sự đối lập đầy nghiệt ngã, đối lập giữa ước muốn của con người và quy luật thời gian. Giọng nói của quê hương thi nhân có thể gìn giữ được. Nó minh chứng cho tâm tình quê hương sâu nặng của một lão quan một thời hiển vinh nay đã "cáo lão hồi hương". Thế nhưng lão quan ấy vẫn cũng chỉ là một con người bình thường nên không thể níu kéo được thời gian, cưỡng lại quy luật vần xoay của Tạo hoá để giờ đây mái tóc mai ngày nào đã rụng và thay vào đó là mái đầu đã bạc phơ. Thật xót xa!
Và chính điều này đã đẩy thi nhân vào cảnh huống:
Nhi đồng tương kiến / bất tương thức.
Vẫn cái cấu trúc tiểu đối đầy nghiệt ngã ấy, tương kiến / bất tương thức chữ bất hiện hữu như một bức tường kiên cố vô hình ngăn trở lối về với quê hương của thi nhân. Hình ảnh "nhi đồng" xuất hiện như một điểm nhấn độc đáo. Đây là lớp chủ nhân mới của quê hương chúng biểu trưng cho khoảng cách thế hệ. Do vậy dù có gặp nhau "tương kiến" nhưng sẽ không thể nào biết nhau "bất tương thức". Câu thơ trở thành bệ phóng để những cảm xúc dồn nén dâng trào ở câu thơ cuối:
Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai.
Câu hỏi hồn nhiên của con trẻ làm lòng người tha hương xiết bao ngậm ngùi: ta đã trở thành người khách lạ chính trên quê hương của mình! Cái vẻ xa lạ đã khiến cho con trẻ không ngần ngại gạt thi nhân ra khỏi tư cách "người đồng mình" (Nói với con - Thơ Y Phương ).
Bài thơ đặc biệt không chỉ ở việc phép đối được tạo lập trên từng đơn vị câu thơ mà được tạo dựng trên cả cấu trúc của cả bài thơ. Liên hội những điều đã trình bày chúng ta sẽ nhận thấy cả bài thơ là một sự đối lập. Đối lập giữa sự mong đợi của người trở về và thực tại đang hiện hữu. Người trở về háo hức trong nỗi nhớ da diết mong quê hương nhận mình trong niềm vui của ngày về. Nhưng thực tế đã hoàn toàn khác. Lũ trẻ, với sự hồn nhiên ngây thơ đã vô tình khiến người tha hương ngộ ra một điều xót xa: người xa quê đã trở thành khách lạ trên chính quê hương của mình. Nghĩ đến đây ta càng cảm nhận sâu sắc hơn sự đồng cảm, đồng điệu, đồng tình giữa bài thơ này với một bài thơ khác của Chế Lan Viên:
Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi
Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai
Nền nhà nay dựng cơ quan mới
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người.
(Trở lại An Nhơn)
Hồi hương ngẫu thư đa phần được cảm nhận như bài thơ thuần tuý để chuyển tải những tâm tình quê hương. Trong Ngữ văn 7 (tập 1) phần mục Ghi nhớ viết: "Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hĩnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ". Cảm nhận như thế thiết tưởng không sai nhưng chưa đủ. Nối kết những điều vừa phân tích, căn cứ vào mạch ngầm của văn bản thơ, chúng ta có thể nghĩ đến một tầng nghĩa khác, bài thơ như là một thông điệp gửi vào hậu thế. Trong cuộc sống có những quy luật mà dù muốn dù không thì con người cũng cần phải chấp nhận, cần phải đối diện. Đó là quy luật vạn vật luôn biến dịch trước sự vần xoay của đất trời. Lưu Hi Di, một thi nhân đời Đường khác đã khái quát quy luật ấy thành đôi câu thơ trong bài Vịnh bạch đầu ông:
Niên niên tuế tuế hoa tương tự,
Tuế tuế niên niên nhân bất đồng.
(Năm này năm khác hoa tương tự - Tháng tháng năm năm người khác xưa)
Từ chỗ ngộ ra quy luật này, lẫn khuất trong từng câu chữ chúng ta cảm nhận được sự tự vấn trong thẳm sâu tâm hồn của nhân vật trữ tình. Có lẽ để xảy ra cảnh ngộ này là vì lâu lắm rồi, từ cái buổi "li gia", thi nhân đã không một lần quay trở lại quê hương mà lẽ thường: "Năng mưa thì giếng năng đầy – Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương" (ca dao). Đây chẳng phải là một lời tạ lỗi với quê hương đó sao?
Phép đối trong bài thơ đã hoàn thành thật xuất nhiệm vụ nghệ thuật của mình. Xứng đáng được vinh danh là một những thủ pháp nghệ thuật chủ đạo của luật thi. Và cũng với thi phẩm này, Hạ Tri Chương đã minh chứng thật thuyết phục cho nhận định của Lưu Đại Khôi trong Luận văn ngẫu kí Giản dị văn chương tận cảnh ([6])(Giản dị là cảnh giới tận cùng của văn chương).
Trầm Thanh Tuấn
________________________________________
[1] Bài viết trên Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống - số 11 (169) 2009, đăng lại trên Tạp chí Nhà văn số tháng 10 năm 2011.
[2] Cựu sinh viên (Lớp Sư phạm Ngữ văn K 28), nay là Giáo viên Trường THPT Long Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
([3]) Nhiều tác giả, Từ điển thuật ngữ văn học -NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004.
([4]) Phan Ngọc, Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, NXB Trẻ, TPHCM, 1995.
([5]) Nguyễn Khắc Phi, Vấn đề đối ngẫu trong thơ Đường luật ( In trong Về thi pháp thơ Đường, NXB Đà Nẵng, 1997)
([6]) Khâu Chấn Thanh, Lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, NXB Văn học, Hà Nội, 1994.

Về Đầu Trang Go down
 
CẤU TRÚC ĐỐI TRONG "HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ"
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ĐỐI NGẪU TRONG THƠ ĐƯỜNG
» Đối Ngẫu trong Thơ Đường luật
» Hương còn trong tay.- Tp
» Hương trong gió thoảng - Tp
» Mẹ - Ấu Thơ Trong Tôi - Nén Hương Lòng - Vô Tâm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thơ :: - Chuyên đề về thơ Đường luật-
Chuyển đến