Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


DIỄN ĐÀN NGHỆ THUẬT. KHÔNG TÔN GIÁO, KHÔNG CHÍNH TRỊ.
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Latest topics
» Ru hời dấu yêu
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby TiCa 16/12/2023, 7:59 am

» Hương Tình Thu
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Viễn Phương 19/12/2022, 3:49 am

» Cơm Gà Đút Lò by pdbv/ Modified by MICAN
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Uyên Uyên 24/7/2020, 12:16 am

» Nao Núng Chờ Xuân
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Viễn Phương 25/12/2019, 11:33 am

» Cách LÀM BÁNH TRÁNG TRỘN NGON
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Uyên Uyên 1/7/2019, 7:36 am

» DÁNG NGƯỜI TRONG THU - Viễn Phương
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Uyên Uyên 29/9/2018, 10:04 am

» TIỄN EM VỀ VỚI THU - Viễn Phương
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Uyên Uyên 29/9/2018, 8:47 am

» XO BY THIHEN
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Uyên Uyên 27/5/2018, 11:41 am

» Mộng Chiều Xuân
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Viễn Phương 29/1/2018, 9:16 pm

» TỰA CỬA BÊN SONG
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Uyên Uyên 9/10/2017, 1:28 pm

» Ru Nhau Tình Thu
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Viễn Phương 1/10/2017, 3:32 am

» CẬY TỬU MẦN THƠ
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby daonamxuong 26/3/2017, 4:03 pm

» THÓI ĐỜI ( xuyên tam Ngẫm, Bát điệp _Bát vận đồng âm _Phú Đắc
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Long 1/2/2017, 10:54 pm

» Hoài Mơ Cuộc Tình
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Viễn Phương 21/12/2016, 12:35 am

» Tình Ảo Vọng
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Viễn Phương 30/10/2016, 10:48 am

» Có Không Em?
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Viễn Phương 30/10/2016, 10:47 am

» TÀN THU
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Hoàng Hôn 19/10/2016, 8:12 am

» Tình yêu?
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Hoang van Dang 14/10/2016, 8:15 pm

» Gửi Lời Tình
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Giáng Thu Xưa 7/10/2016, 12:25 pm

» Ru Anh- Giáng Thu Xưa
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Giáng Thu Xưa 7/10/2016, 12:21 pm

» Khắc khoải chùng tơ
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby TiCa 1/10/2016, 3:54 am

» Đâu bóng người xưa?
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Hoang van Dang 13/9/2016, 8:34 pm

» VÌ THU ĐẾN
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby bietnoisao325 3/9/2016, 8:56 pm

» Lời tạ từ
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Hoang van Dang 24/6/2016, 8:12 pm

» Tìm về dầu chân xưa
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Hoang van Dang 24/6/2016, 8:05 pm

» THÁNG TƯ VỀ
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby bietnoisao325 19/6/2016, 10:23 pm

» Đàn Đứt dây
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby bietnoisao325 19/6/2016, 10:21 pm

» Sự tha thứ.
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:43 am

» Đọc để thấy nỗi buồn mất mát!
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:32 am

» Sau Mười Năm
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:26 am

» Thì Thôi Em Nhé
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Viễn Phương 31/5/2016, 7:14 am

» Những câu nói đều thật là chân lý!
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Admin 30/5/2016, 4:45 pm

» VU VƠ
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Hương Cỏ 26/5/2016, 9:23 am

» Tưởng như
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Già Bợm 24/5/2016, 11:48 am

» An nhiên
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Lá Cỏ 24/5/2016, 11:44 am

» Nửa Mãnh Tim Yêu- GTX
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Giáng Thu Xưa 21/5/2016, 2:34 pm

» RỒI MAI ĐÂY
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby bietnoisao325 20/5/2016, 11:43 pm

» Điếc, Mù, Câm - Bác sĩ tâm lý
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Admin 19/5/2016, 6:52 am

» HIỆN TRẠNG XỨ MÌNH
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:44 pm

» MỜI
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:36 pm

» ĐÊM ĐỘC BƯỚC
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:27 pm

» LẦN THĂM ĐẦU
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:25 pm

» CÚT KÍT VỊNH
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:23 pm

» VỢ CHỒNG THI SĨ
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:13 pm

» ĐỜI THI SĨ
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:08 pm

» vỊNH CON SÂU
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 9:58 pm

» Sinh nhật Bạn & Tôi
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby bietnoisao325 12/5/2016, 7:06 am

» Khách
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby AN YÊN 11/5/2016, 1:30 am

» Con Gái Của Chị Hai
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby AN YÊN 11/5/2016, 1:19 am

» HỌP MẶT OFFLINE
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Emptyby Long 7/5/2016, 9:59 pm


 

 Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Lãng tử ca

Lãng tử ca


Tổng số bài gửi : 1288
Join date : 17/04/2013

Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Empty
Bài gửiTiêu đề: Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật   Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Empty5/5/2013, 3:44 pm

1. Thơ Đường tức là Đường Thi: là những bài thơ của các thi gia Trung hoa làm vào thời đại nhà Đường (618 – 907), số lượng các bài Đường thi được ghi chép và lưu truyền đến nay rất nhiều, lên đến hàng ngàn bài.
Đã có một tác phẩm nổi tiếng là Đường Thi Nhất Thiên Thủ chọn lọc 1000 bài Đường Thi được coi là hay nhất của các thi nhân đời Đường. Trong số đó có một số được làm theo thể Thơ Đường Luật, số còn lại làm theo những thể thơ khác mà đa số là thơ Cổ phong (cổ phong hay cổ thể là loại thơ có trước đời nhà Đường, không theo niêm luật nhất định). Cho nên gọi là Đường Thi hay Thơ Đường thì phải là những bài thơ được sáng tác vào thời đại nhà Đường bên Trung hoa nhưng không nhất thiết làm theo luật thơ của Thơ Đường Luật.

2. Thơ Đường Luật: còn gọi thơ cận thể (để phân biệt với cổ phong là thơ cổ thể) là thể thơ được đặt ra từ đời nhà Đường và phải tuân theo các qui tắc bắt buộc, rất khắt khe, gò bó.

Về hình thức chữ, câu thì Thơ Đường Luật có:

a. Theo số chữ trong câu:
- Ngũ ngôn, mỗi câu 5 chữ.
- Thất ngôn, mỗi câu 7 chữ.

b. Theo số câu trong bài:

-Tứ Tuyệt hay Tuyệt Cú: mỗi bài bốn câu.
- Bát Cú: mỗi bài tám câu.

Như vậy Thơ Đường Luật có 4 thể là: Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt và Thất Ngôn Bát Cú.

Thơ Đường Luật có những luật lệ bắt buộc rất khắt khe về:

- Vận (cách gieo vần).
- Đối (đặt hai câu đi sóng đôi với nhau sao cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau, gồm cả đối ý lẫn đối chữ).
- Luật (cách sắp đặt tiếng bằng, trắc trong từng câu của một bài thơ).
- Niêm (nghĩa là dính) tức là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài Thơ Đường Luật. Hai câu thơ gọi là niêm với nhau khi nào chữ thứ 2 và chữ thứ 6 của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc).
- Bố cục (cấu trúc bài thơ phải làm theo một trật tự bắt buộc):
* Đề: câu 1-2 (nhập bài, mở đầu).
* Trạng hay Thực: câu 3-4 (giải thích).
* Luận: câu 5-6 (bình luận, bàn bạc).
* Kết: câu 7-8 (tóm tắt toàn bài).


Đường Luật Chính Thể chỉ có Thất Ngôn Bát Cú 5 vần bằng mà thôi.

3. Một sự lạm dụng và ngộ nhận:

Thuật ngữ Thơ Đường hay Đường Thi đã bị lạm dụng, hiểu lầm, thiết nghĩ cần nói lại cho rõ.

Thơ Đường là loại thơ do các thi nhân đời nhà Đường bên Trung Hoa sáng tác, hoàn toàn không có các tác giả đời khác, ngoài các thi sĩ đời Đường.

Các thi sĩ Việt Nam trước đây (thường gọi là các nhà thơ cổ điển) chủ yếu làm theo thể Thơ Đường Luật. Họ sáng tác bằng Hán văn, gọi là thơ Hán văn (thí dụ thơ Hán văn của Nguyễn Du...). Còn nếu họ sáng tác bằng chữ Nôm, gọi là thơ Nôm. Như thơ của Bà Hồ Xuân Hương chẳng hạn, được người đời sau tôn xưng Bà là bà chúa thơ Nôm.
Không ai gọi thơ Hán văn của Nguyễn Du là Thơ Đường cả. Cũng không ai gọi Bà Hồ Xuân Hương là bà chúa Thơ Đường cả.
Tóm lại, các thi gia từ Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bùi Kỷ, Trần Tế Xương, Tản Đả, Nguyễn Khuyến ... trở về trước, người ta thường không nói là họ làm Thơ Đường, mà chỉ phân biệt Thơ Hán (Hán văn) và Thơ Nôm (chữ Nôm) thôi, với hiểu ngầm là Thơ Đường Luật chữ Hán hoặc Thơ Đường Luật chữ Nôm. Gọi tắt là Thơ Hán Đường Luật và Thơ Nôm Đường Luật.

Đến khi phong trào thơ mới xuất hiện, có một trào lưu bài xích Thơ Đường Luật, đứng đầu là Phan Khôi, vì họ cho đó là loại thơ khắt khe, cứng ngắc, bó buộc, chật hẹp, không đủ cho để diễn tả cảm xúc bao la, dào dạt, bay bổng của các nhà thơ mới.
Một cuộc bút chiến giữa hai trường phái thơ cổ điển và thơ mới diễn ra gay gắt suốt cả thập niên 1930 của thế kỷ trước. Kết thúc là sự thắng thế (một cách tương đối) của các nhà thơ mới.
Nói là thắng thế một cách tương đối, vì trong các nhà thơ mới, nhiều người vẫn sáng tác Thơ Đường Luật, điển hình là Hàn Mặc Tử.
Nhưng đó là Thơ Đường Luật của Hàn Mặc Tử. Không ai gọi đó là Thơ Đường cả.
Quách Tấn, bạn thân của Hàn Mặc Tử, điển hình của thi sĩ chủ trương thơ cổ điển, ghét thơ mới, suốt đời chỉ làm Thơ Đường Luật, nhưng đó là thơ Quách Tấn, không phải Thơ Đường.

Hiện nay nhiều người làm Thơ Đường Luật lại gọi đó là Thơ Đường.
Thật là là một sự ngộ nhận đáng tiếc, cần được đính chính lại.
Các bài thơ làm theo thể Thất Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt ... gọi chung là thể Thơ Đường Luật không phải Thơ Đường.
Hãy vì sự tự trọng và tự hào của một thi nhân chân chính, không nên xưng là tôi sáng tác Thơ Đường. Mà nên nói, tôi làm thơ theo luật thơ của thể Thơ Đường Luật.
Có người thanh minh rằng Thơ Đường Việt Nam phải hiểu là Thơ Đường do người Việt Nam sáng tác. Cách nói đó là không đúng mà lại rất hàm hồ. Người Việt không thể làm ra Thơ Đường, mà chỉ làm thơ theo thể thơ Đường Luật mà thôi.

Mấy năm nay, có rất nhiều "nhà thơ" làm thơ danh xưng là Thơ Đường hay Đường Thi (nhưng thực chất là Thơ Đường Luật). Cái tên này là mạo nhận, không chính xác, vì chỉ có các ông như Lý Bạch, Đỗ Phủ... mới đủ tư cách xưng là Thơ Đường.

Cần hiểu là nếu bỏ đi một chữ (chữ LUẬT trong nhóm chữ Đường Luật) là ý nghĩa của từ ngữ bị thay đổi hẳn.

Lại có người phát động phong trào gọi là "Thắp sáng Đường Thi" !!!
Thắp sáng Đường Thi là công việc của người Trung Hoa, không mắc mớ gì đến chúng ta. Hơn nữa, Thơ Đường đã sáng cả ngàn năm nay rồi, không ai cần chúng ta thắp sáng. Làm thế chẳng khác nào quá tự phụ, ngộ nhận sao ?

TL
Về Đầu Trang Go down
lục tuyết kỳ




Tổng số bài gửi : 329
Join date : 21/04/2013

Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật   Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật Empty5/5/2013, 11:40 pm

Bài viết rất hay. Thơ là ngôn ngữ của tự thân nó nên bị ràng buộc vào khung luật Đường Nghiêm ngặt sẽ rất khó cho người làm thơ . vì vậy mới có phong trào thơ tự do .
Về Đầu Trang Go down
 
Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đối Ngẫu trong Thơ Đường luật
» HAI CÁCH LÀM THƠ TNBC ĐƯỜNG LUẬT
» THỬ TẬP LÀM THƠ ĐƯỜNG LUẬT
» Hỏi về góc thơ đường luật
» CÁC CÁCH HỌA THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thơ :: - Chuyên đề về thơ Đường luật-
Chuyển đến