Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


DIỄN ĐÀN NGHỆ THUẬT. KHÔNG TÔN GIÁO, KHÔNG CHÍNH TRỊ.
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Latest topics
» Ru hời dấu yêu
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby TiCa 16/12/2023, 7:59 am

» Hương Tình Thu
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Viễn Phương 19/12/2022, 3:49 am

» Cơm Gà Đút Lò by pdbv/ Modified by MICAN
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Uyên Uyên 24/7/2020, 12:16 am

» Nao Núng Chờ Xuân
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Viễn Phương 25/12/2019, 11:33 am

» Cách LÀM BÁNH TRÁNG TRỘN NGON
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Uyên Uyên 1/7/2019, 7:36 am

» DÁNG NGƯỜI TRONG THU - Viễn Phương
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Uyên Uyên 29/9/2018, 10:04 am

» TIỄN EM VỀ VỚI THU - Viễn Phương
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Uyên Uyên 29/9/2018, 8:47 am

» XO BY THIHEN
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Uyên Uyên 27/5/2018, 11:41 am

» Mộng Chiều Xuân
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Viễn Phương 29/1/2018, 9:16 pm

» TỰA CỬA BÊN SONG
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Uyên Uyên 9/10/2017, 1:28 pm

» Ru Nhau Tình Thu
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Viễn Phương 1/10/2017, 3:32 am

» CẬY TỬU MẦN THƠ
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby daonamxuong 26/3/2017, 4:03 pm

» THÓI ĐỜI ( xuyên tam Ngẫm, Bát điệp _Bát vận đồng âm _Phú Đắc
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Long 1/2/2017, 10:54 pm

» Hoài Mơ Cuộc Tình
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Viễn Phương 21/12/2016, 12:35 am

» Tình Ảo Vọng
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Viễn Phương 30/10/2016, 10:48 am

» Có Không Em?
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Viễn Phương 30/10/2016, 10:47 am

» TÀN THU
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Hoàng Hôn 19/10/2016, 8:12 am

» Tình yêu?
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Hoang van Dang 14/10/2016, 8:15 pm

» Gửi Lời Tình
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Giáng Thu Xưa 7/10/2016, 12:25 pm

» Ru Anh- Giáng Thu Xưa
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Giáng Thu Xưa 7/10/2016, 12:21 pm

» Khắc khoải chùng tơ
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby TiCa 1/10/2016, 3:54 am

» Đâu bóng người xưa?
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Hoang van Dang 13/9/2016, 8:34 pm

» VÌ THU ĐẾN
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby bietnoisao325 3/9/2016, 8:56 pm

» Lời tạ từ
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Hoang van Dang 24/6/2016, 8:12 pm

» Tìm về dầu chân xưa
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Hoang van Dang 24/6/2016, 8:05 pm

» THÁNG TƯ VỀ
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby bietnoisao325 19/6/2016, 10:23 pm

» Đàn Đứt dây
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby bietnoisao325 19/6/2016, 10:21 pm

» Sự tha thứ.
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:43 am

» Đọc để thấy nỗi buồn mất mát!
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:32 am

» Sau Mười Năm
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:26 am

» Thì Thôi Em Nhé
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Viễn Phương 31/5/2016, 7:14 am

» Những câu nói đều thật là chân lý!
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Admin 30/5/2016, 4:45 pm

» VU VƠ
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Hương Cỏ 26/5/2016, 9:23 am

» Tưởng như
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Già Bợm 24/5/2016, 11:48 am

» An nhiên
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Lá Cỏ 24/5/2016, 11:44 am

» Nửa Mãnh Tim Yêu- GTX
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Giáng Thu Xưa 21/5/2016, 2:34 pm

» RỒI MAI ĐÂY
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby bietnoisao325 20/5/2016, 11:43 pm

» Điếc, Mù, Câm - Bác sĩ tâm lý
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Admin 19/5/2016, 6:52 am

» HIỆN TRẠNG XỨ MÌNH
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:44 pm

» MỜI
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:36 pm

» ĐÊM ĐỘC BƯỚC
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:27 pm

» LẦN THĂM ĐẦU
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:25 pm

» CÚT KÍT VỊNH
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:23 pm

» VỢ CHỒNG THI SĨ
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:13 pm

» ĐỜI THI SĨ
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:08 pm

» vỊNH CON SÂU
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 9:58 pm

» Sinh nhật Bạn & Tôi
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby bietnoisao325 12/5/2016, 7:06 am

» Khách
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby AN YÊN 11/5/2016, 1:30 am

» Con Gái Của Chị Hai
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby AN YÊN 11/5/2016, 1:19 am

» HỌP MẶT OFFLINE
Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Emptyby Long 7/5/2016, 9:59 pm


 

 Ngũ độ thanh. (sưu tầm)

Go down 
4 posters
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 690
Join date : 16/04/2013

Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngũ độ thanh. (sưu tầm)   Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Empty2/7/2013, 5:09 pm

Ngũ độ thanh.Có phải là sự “vẽ vời”

Có rất nhiều người hỏi Linh Tâm: tại sao lại làm thơ Đường Luật Ngũ Độ Thanh và tại sao lại ép bản thân làm dạng thơ này ? Hai câu hỏi đó chỉ có 1 câu trả lời: Bởi vì thơ Đường Luật Ngũ Độ Thanh là dạng thơ mà trong đó có tính nhạc.

1.Tại sao gọi thơ Đường Luật Ngũ Độ Thanh là dạng thơ có tính nhạc?

Chúng ta quay ngược lại thời gian mà trước khi luật Đường Thi ra đời, đó là thơi kỳ Nhạc Phủ.

A-NHẠC PHỦ LÀ GÌ?

- Nhạc phủ nguyên là tên gọi cơ quan âm nhạc do Hán Vũ Đế (ở ngôi: 141 tr. CN – 87) lập nên và phong cho Lý Diên Niên chức Hiệp luật đô úy, để làm nhiệm vụ thu thập ca dao và thơ để phổ nhạc. Bài nào được chọn thì gọi là "nhạc phủ khúc", hoặc "thơ nhạc phủ", sau gọi vắn tắt là "nhạc phủ". Thành thử danh từ "nhạc phủ" dùng để chỉ nhiều thể văn có vần, phổ vào nhạc được. Trong số này, bộ phận được chọn nhiều nhất, có giá trị nhất là dân ca, bởi vậy từ "nhạc phủ" còn dùng để chỉ dân ca đời Hán (206 tr. CN-220) và Lục triều (220-581) ở Trung Quốc. Dịch Quân Tả, một học giả người Trung Quốc, khen:
“Thế là nền văn học bình dân phối hợp với nền văn học quý tộc. Sự kiện này có thể xem là một kỳ quan. Từ Hán đến Đường, nhạc phủ đã chi phối cả bầu trời văn học. Công việc này thực ra còn vĩ đại hơn công việc biên định thi ca của Khổng Tử nhiều lắm!”

Song thực tế, kể từ thời Nam Bắc triều (420-589) trở đi, vì các điệu nhạc mới ở nước ngoài du nhập nhiều, nên nhạc phủ không còn thích hợp nữa; mặc dù vậy, nó vẫn được sáng tác, tuy không còn được dùng trong ca nhạc.

-Sau khi nhà Hán sụp đổ, đất nước Trung Quốc chia đôi, miền Nam trải qua các triều đại Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, gọi chung là Nam triều; còn miền Bắc bị các dân tộc thuộc nền văn minh du mục như Tiên Ty, Hung Nô, Khương, Yết...chia nhau chiếm cứ, về sau thống nhất vào nhà nước Bắc Ngụy do họ Thát Bạt người Tiên Ty lập ra. Vào thơi kỳ này , các triều đại Lục triều cũng thiết lập cơ quan cơ quan Nhạc phủ do đó dân ca Lục triều cũng được gọi chung là Nhạc phủ. Nhạc phủ đại để có 2 loại:

+ Loại chịu ảnh hưởng của Sở từ (phương Nam) câu thường có 7 chữ, dùng chữ “hề” để đưa đẩy. Loại này là gốc lối thơ thất ngôn.
+ Loại chịu ảnh hưởng của Kinh Thi (phương Bắc) câu thường có 5 chữ. Loại này là gốc lối thơ ngũ ngôn.
-

Tầm ảnh hưởng của Nhạc phủ là rất lớn: Kể từ khi có nhạc phủ cho đến thời kỳ cận đại, lúc nào cũng có những sáng tác mô phỏng nhạc phủ. Tình hình đó đã tạo nên một loại thơ đặc biệt trong lịch sử thơ ca Trung Quốc. Nói khác hơn, theo GS. Nguyễn Khắc Phi, thì nhạc phủ Nhà Hán-Lục triều chính là nguồn nuôi dưỡng quý báu của dòng thơ bác học.

B-THƠ ĐƯỜNG LUẬT (LUẬT THI)

Tiền Mộc Yêm, tác giả sách Ðường Ẩm Thẩm Thể nói rằng: “Luật đây là sáu luật, là luật hòa hợp âm thanh. Luật thơ cũng giống như kỷ luật dụng binh, pháp luật hình án, nghiêm ngặt chặt chẽ, không được vi phạm”. Có thể giải thích thêm về thể cách của luật thi như sau:

a. Trong một câu, bằng trắc cần phải điều tiết.
b. Trong khoảng hai câu liền nhau, sự đối ngẫu cần phải khéo.
c. Trong một bài, âm thanh cần phải chọn sao cho có sự cao thấp, bổng trầm.
Tóm lại, ba điều kiện cần thiết của luật thi là niêm, luật và đối.

Về đối ngẫu, Lưu Hiệp đời Lục Triều, tác giả sách Văn Tâm Ðiêu Long, đã phân biệt bốn cách là: Ngôn đối, Sự đối, Chính đối và Phản đối. Ngôn đối là đối bằng lời suông. Sự đối là đối bằng điển cố. Hai câu mỗi câu trình bày một sự việc nhưng nói lên cùng một ý, là chính đối. Nếu hai sự việc đó trái ngược nhau, thì gọi là phản đối. Sự đối và phản đối khó làm hơn và có giá trị hơn là ngôn đối và chính đối.
Ðến thời Sơ Ðường, Thượng Quan Nghi phân biệt sáu cách đối là:

1. Chính danh đối, như càn khôn đối với nhật nguyệt.
2. Ðồng loại đối, như hoa diệp đối với thảo mao.
3. Liên châu đối, như tiêu tiêu đối với hách hách.
4. Song thanh đối, như hoàng hòe đối với lục liễu.
5. Ðiệp vận đối, như bàng hoàng đối với phóng khoáng.
6. Song nghĩ đối, như xuân thụ đối với thu trì.
(theo sách Thi uyển loại cách)

Một bài luật thi hoàn chỉnh dùng vào việc ứng chế, ứng thí, có thể định nghĩa là một bài thơ tám câu hoặc năm chữ ngũ ngôn luật thi hoặc bảy chữ thất ngôn luật thi, phải theo những qui tắc nhất định về niêm, luật; bốn câu 3,4 và 5,6 phải đối nhau từng đôi một.
Ngoài những bài có bốn câu giữa đối nhau, cũng có những bài hoặc sáu câu toàn đối, hoặc tám câu toàn đối.
Về vận, bài luật thi bắt buộc phải dùng vận chính (không được dùng vận thông, vận chuyển), căn cứ vào cuốn qui định vận bộ do triều đình ban hành. Ðời Ðường Huyền Tông có cuốn “Vận Anh”, cải biên theo cuốn “Thiết Vận” của Lục Pháp Ngôn đời Tùy, rồi cuốn “Ðường Vận” của Tôn Miễn, bổ khuyết sách trên.

C-THI PHÁP ĐƯỜNG LUẬT:

Thanh, Vận, Ðiệu là 3 yếu tố chính tạo ra thi nhạc, và nhạc là yếu tố làm cho thơ khác văn. Ðó là nói về tính chất, nói về nội dung. Còn nói về hình thức thì thơ khác văn do vận. Văn không vần nên gọi là Tản Văn. Thơ có vần nên gọi là Vận Văn.
Do đó trong ba yếu tố Thanh, Vận, Ðiệu. Vận chiếm địa vị quan trọng hơn cả.

Vận là gì ?
Sách xưa dạy:
Vận là những tiếng đồng âm với nhau, những tiếng khi phát âm nghe na ná như nhau.

Ðể giúp cho người làm thơ khỏi lạc đường và tới đích mau chóng, học giả Trung Hoa đã soạn nhiều bộ Thi Vận Tập Thành, thường gọi là sách quan vận, là vận thư. Ðời Tùy có sách Thiết Vận, đời Ðường có sách Ðường Vận, Quảng Vận, đời Tống châm chước những bộ sách đời trước, soạn ra bộ Lễ Bộ Vận Lược, được triều đình dùng làm chuẩn tắc cho thi vận trong việc khảo thí. Các đời sau cũng theo gương đời Tống, soạn ra những sách quan vận mới. Nhà Nguyên có sách Trung Nguyên Âm Vận, nhà Thanh có sách Bội Văn Vận Phủ, Trung Hoa Dân Quốc có Trung Hoa Tân Vận ...Sách Trung Hoa Tân Vận chưa được đem ra áp dụng. Ðược thông dụng nhất là Bội Văn Vận Phủ.

Theo quyển vận thư này thì thi vận xếp theo ngũ thanh (thượng bình, hạ bình, thượng, khứ, nhập) và có tất cả 106 vận. Thượng bình có 15 vận là Ðông (phương Ðông). Đông (mùa Ðông), giang, chi, vi, ngư, ngu , tề, giai, khôi, chân, văn, nguyên, hàn, san. Hạ bình có 15 vận là tiên, tiêu, hào (hỗn hào), hào (hào kiệt), ca, ma, dương, canh, thanh, chưng, vưu, xâm, đàm, diêm, hàm. Hai thanh Bình hợp lại gọi là Bằng, vần Bằng. Còn vần Trắc thì gồm tất cả các vận trong các thanh Thượng, Khứ, Nhập, tất cả có 76 vận. Ðể khỏi bị lạc vận, cổ nhân thường học thuộc lòng những chữ xếp vào bình thanh và khi cần, mở sách ra tra cứu.

2. THƠ ĐƯỜNG LUẬT LÀ SỰ “VẼ VỜI” CỦA NHỮNG NGƯỜI CHƠI THƠ ĐƯƠNG ĐẠI?

Linh Tâm xin thưa với các bạn thơ Đường Luật Ngũ Độ Thanh không phải là sự “vẽ vời” như nhiều người lầm tưởng, mà trên hết đó là dạng thơ có từ thời nhà Hán với Nhạc phủ rồi đến khi Luật Thi ra đời. Các tiền nhân ngày xưa đã kết hợp Nhạc phủ vào Đương Thi và nổi trội hơn cả là Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu với 4 câu đầu trong bài thơ :

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du

Mọi người khi nhìn vào 4 câu này đều cho rằng Thôi Hiệu (khoảng 704–754 đời Đường Huyền Tông) làm bài thơ này là thơ Cổ Phong chứ ko phải thơ Đường (sai luật, điệp từ Hoàng Hạc đến 3 lần) nhưng nếu tìm hiểu kỹ thì đây là sự cách tân của ông với 4 câu đầu làm theo điệu thức từ thời kỳ đầu của Nhạc phủ Nam triều (Mã Mậu Nguyên khi chú giải Hoàng Hạc Lâu cho ta biết: “Bốn câu đầu bài thơ này dùng ba chữ hoàng hạc liên tiếp nhau, kiểu câu này bắt đầu từ nhạc phủ Nam triều, người đời Đường đưa nó vào luật thi, hình thành một loại biệt điệu của thất ngôn luật thi”. Xin xem: Mã Mậu Nguyên tuyển chú: Đường thi tuyển, Thượng Hải Cổ Tịch xuất bản xã, bản 1999).

Ngoài nhạc phủ Nam triều ra, ở đầu đời Đường, Thẩm Thuyên Kỳ từng sử dụng điệu thức này khi trước tác Long trì thiên. Như vậy, sáng tạo của Thôi Hiệu là kế thừa truyền thống. Ông không bịa chuyện, cũng không hoàn toàn “hư cấu” nên mô thức mới. Thôi Hiệu đã tìm được sự gợi ý từ những sáng tạo của tiền nhân. Chính điều này đã khiến những cách tân của ông, như nói ở trên, đã không gây sốc đối với độc giả. Lý Bạch sau khi đọc biết ngay đó là bài thơ vô tiền khoáng hậu, đành chấp nhận gác bút.

Một câu hỏi tiếp: tại sao cũng kế thừa tiền nhân (không chỉ Thẩm Thuyên Kỳ, sau Thôi Hiệu còn có Lý Bạch cũng sử dụng mô thức này), song chỉ có Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu lưu danh thiên cổ?

Cùng với những phân tích ở bài viết trước, chúng tôi xin nhấn mạnh thêm, chính Thôi Hạo, qua mô thức tự sự / trữ tình được thực hiện bởi những âm thanh được lạ hóa đến mức cực đoan ở liên thứ hai đã thổi hồn vía Thịnh Đường vào câu chuyện truyền thuyết, khiến Hoàng Hạc Lâu của ông vượt qua tiền nhân và làm bó tay tất thảy thi nhân đời sau, không ai - kể cả Lý Bạch - có thể làm hay hơn được.

Nói đến luật thi Thịnh Đường, phải kể đến Đỗ Phủ. Những sáng tạo mới mẻ về luật thi đã đem lại cho Đỗ Phủ vinh dự lớn lao, trở thành tập đại thành của thơ ca Thịnh Đường, được đời sau phong danh hiệu Thi Thánh. Một số tác phẩm luật thi của ông như Đăng cao, Thu hứng bát thủ đã trở thành những đỉnh cao của thể loại này về cả quy mô và sự đa dạng. Thế nhưng, những sáng tạo luật thi của Đỗ Phủ đi theo con đường chính cách, do vậy trước nay chỉ có những lời trầm trồ khẳng định, chứ ít có những ý kiến trái chiều. Thôi Hạo thì khác. Sáng tạo luật thi của ông không chỉ xuất hiện ở thời kỳ đầu, mà còn thuộc loại độc nhất vô nhị. Điều đó đã tạo ra khoảng cách thẩm mỹ nhất định đối với người đọc đương thời và tạo nên hố ngăn cách đối với độc giả ngày nay - những người bị đứt gãy với văn hóa văn học truyền thống.

Nói tóm lại, với những tìm tòi và kế thừa tinh hoa truyền thống, với những sáng tạo vượt bậc đưa luật thi lên tầm cao mới, đặc biệt hơn, với những cách tân táo bạo nhằm cải biến luật thi, phá vỡ khuôn khổ chật hẹp, mở rộng chiều kích của thể loại này, Thôi Hạo xứng đáng được coi là nhà cách tân luật thi hàng đầu thuộc thời kỳ thứ nhất của “cải cách văn phong văn thể” ở đời Đường. Cống hiến của Thôi Hạo cho luật thi vì thế thuộc loại tiên phong, vượt tầm thời đại. Có lẽ bởi thế mà hai vị thi luận gia nổi tiếng nhất thời cổ đại là Nghiêm Vũ và Kim Thánh Thán đều nhất trí cho HHL không chỉ là tác phẩm luật thi, mà còn là trước tác “đệ nhất”. HHL của Thôi Hạo quả đã từng tạo ra hố ngăn cách giữa cổ nhân và kim nhân, song tác phẩm này cũng sẽ lại chính là nhịp cầu xóa đi khoảng cách, kết nối truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế.

Vậy thơ Đường Luật Ngũ Độ Thanh là 1 dạng thơ được kết hợp nhạc tính của thời kỳ Nhạc phủ với thi luật thời Đường chứ không phải là sự “vẽ vời” của những người chơi thơ đương đại như nhiều người lầm tưởng. Linh Tâm qua quá trình tìm hiểu cũng đã mạnh dạn áp dụng những kiến thức ở trên mà làm dạng thơ Đường Luật Ngũ Độ Thanh. Dạng thơ này là cách sắp xếp các thanh làm sao cho nó hài hòa và có âm bổng trầm khác nhau. Khi làm thơ Ngũ Độ Thanh mọi người đôi khi rất nản chí vì phải gò ép và mất thời gian vì phải vận dụng rất nhiều từ ngữ để sắp xếp làm sao 1 câu có 5 thanh dấu: 1 câu thơ thất ngôn bát cú có 4 thanh bằng 3 thanh trắc hoặc 4 trắc 3 bằng, trong đó:

+ 1 câu thất ngôn bát cú 4 thanh bằng 3 thanh trắc: thì 2 thanh bằng có cùng dấu (không dấu hoặc dấu huyền) không được đứng liền kề nhau, 3 thanh trắc thì tùy nghi mà sắp xếp Sắc – Hỏi – Ngã – Nặng sao cho phù hợp với câu thơ.
+ 1 câu thất ngôn bát cú 4 thanh trắc 3 thanh bằng: thì câu thơ đó phải đầy đủ 4 thanh Sắc – Hỏi – Ngã – Nặng, 3 thanh bằng thì 2 thanh Không hoặc thanh Huyền không được đứng liền kề nhau.

Nhưng bên cạnh đó thơ Ngũ Độ Thanh còn có thể giúp chúng ta tránh được các lỗi bệnh trong thơ Đường Luật. Tất cả những gì Linh Tâm đang làm về dạng thơ Đường Luật Ngũ Độ Thanh đều là học hỏi từ các tiền nhân. Lúc đầu làm dạng thơ này Linh Tâm cũng đã rất nản chí nhưng khi đã làm được thì sẽ tự nhiên có rất nhiều hứng thú với dạng thơ này. Hiện nay Linh Tâm đã thấy khá nhiều các thi hữu có hứng thú làm dạng thơ này ở các trang mạng xã hội hay các web thi đàn nên nhân đây Linh Tâm đã tổng hợp các tài liệu mà Linh Tâm từng đọc và biên khảo lại để mọi người hiểu rõ hơn về dạng thơ Đường Luật Ngũ Độ Thanh để tránh việc nhiều người lầm tưởng đây là sự “vẽ vời” của những người thơ đương đại.

Chúc tất cả các thi hữu thành công và phát triển dạng thơ Ngũ Độ Thanh đến với những người yêu thơ Đường Luật. Thân !

Linh Tâm



TẢN MẠN VỀ NGŨ ĐỘ THANH (THƠ LUẬT ĐƯỜNG)

Theo nghiên cứu nhiều nguồn thông tin cho thấy, về nguồn gốc NĐT có từ thời Trung Hoa cổ đại, có thể trước cả “Thơ Đường luật”. Theo lịch sử TQ, vào thời của HÁN VŨ ĐẾ trước Công nguyên. HÁN VŨ ĐẾ là người rất yêu thơ ca và nhạc, nên ông đã sáng lập một cơ quan gọi là NHẠC PHỦ. Nhiệm vụ của NHẠC PHỦ là sưu tầm và phát triển thể thơ văn có vần, điệu để có thể phổ nhạc được. Bài nào được chọn thì gọi là "Nhạc Phủ khúc", hoặc "Thơ Nhạc Phủ". Cũng từ đó đến hết đời nhà Đường NHẠC PHỦ chi phối cả bầu trời THI VĂN Trung Hoa. Đến thời Nam Bắc triều (420-589) trở về sau vì các điệu nhạc mới ở nước ngoài du nhập nhiều, nên NHẠC PHỦ không còn thích hợp nữa. Thơ Đường NĐT được ra đời trong hoàn cảnh đó và chìm lắng thời Nam Bắc triều.

NGŨ ĐỘ THANH là gì? Làm thế nào để sáng tác bài thơ NĐT?
Chúng ta có thể hiểu một cách giản dị: Đó là một bài Thất ngôn bát cú Đường luật. Khi sáng tác NĐT, ta cần chú ý yêu cầu và đặc điểm sau đây:
- Tuân thủ theo khuôn khổ nghiêm nhặt của một bài thơ Đường Luật, Vì gốc của nó phải có tính nhạc, âm hưởng luôn phải trầm bổng nên NĐT không áp dụng “Biệt Lệ”, (Nhất, tam, ngũ bất luận).
- Bài thơ phải gọt tỉa sạch lỗi bệnh; không điệp từ, điệp vận trong cả bài thơ. Trừ trường hợp bài thơ vừa là “thể NĐT vừa là Thủ Vĩ Ngâm”… thì cho phép điệp câu.
- Trong một câu 7 chữ, nếu có 3 chữ thanh trắc, thì sẽ có 4 chữ thanh bằng. Cách bố cục cho 3 chữ thanh trắc nhất thiết phải mang 3 dấu khác nhau trong các dấu ( sắc, hỏi, ngã, nặng); còn lại 4 chữ thanh bằng lúc trình bày 2 chữ liền kề không được cùng dấu, có nghĩa chữ trước có dấu (thanh huyền) thì chữ đứng sau phải không mang dấu (thanh không), hoặc ngược lại. Theo cách trình bày như vậy trong 1 câu có đủ 5 thanh gọi là NĐT. Thí dụ:
Dùng thơ bất luận bỏ câu trành
Chơi thuần bảy chữ rà so sánh
(Luôn nhớ rằng: câu thành là câu sạch lỗi bệnh, ko điệp từ, điệp vận, điệp ý; cặp từ hoặc từ đứng cận kề ko trùng dấu. Năm từ tạo âm điệu khác nhau để khi đọc phát ra NĐT).
- Trong câu 7 chữ nếu có 4 chữ thanh trắc, thì đương nhiên phải đủ cả 4 dấu (sắc, hỏi, ngã, nặng), còn lại 3 thanh bằng vẫn sắp xếp như câu trên, đương nhiên câu này cũng đủ 5 thanh, NĐT. Thí dụ:
Thể mốt khêu đàn sĩ cạnh tranh
Luyện ý trau từ thông ngữ cảnh
(Các từ đứng trước hay sau niêm, vận đều không dùng bất luận. Cả 7 chữ trong câu đều dùng từ đúng nghĩa, ko dùng kết từ …).
Từ các thí dụ trên cho thấy, nếu điệp từ hay dùng “bất luận” thì câu thơ sẽ không tạo âm điệu trầm bổng và tính nhạc du dương….

Thực ra bài thơ NĐT nếu thông hiểu Luật Thơ, và thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì ai cũng có thể làm được, còn hay dở thì tùy thuộc năng lực người chơi. Nhưng với người chơi thơ Đường Luật chưa chuẩn khi chơi NĐT có thể gặp khó khăn nhiều hơn (vì phải chỉnh lý nhiều thứ “Niêm, vận, đối” lại phải thêm các điều kiện của NĐT nữa, chưa tính các lỗi bệnh khác…). Đối với người có kiến thức rộng, chơi thơ thông thạo, lành nghề không có gì gọi là khó. Còn xét về giá trị thể NĐT nếu được làm đúng chuẩn sẽ là bài thơ đẳng cấp.






Chơi thể Ngũ Độ Thanh chúng ta có thể rút ra được kinh nghiệm gì?
Mặt được có mấy điểm cơ bản: Thể NĐT nếu được hoàn thiện, có đối thanh thì luôn mang tính nhạc nên khi đọc thành tiếng sẽ nghe âm điệu lúc trầm lúc bổng mượt mà êm tai hơn. Thể thơ nầy có thể dùng phổ nhạc cho thời kỳ hiện đại; NĐT cũng giúp chúng ta mở rộng kiến thức và cả năng lực sáng tác; Về hình thức NĐT sẽ góp thêm màu sắc, tính thẩm mĩ trong vườn thơ của mỗi cá nhân, CLB, Hội thơ và tạo điều kiện, tiêu chí mở rộng giao lưu thơ với bạn bè cả 5 châu.

Tuy nhiên, chơi thể NĐT chưa quen thì bài thơ dễ bị gò ép, cứng nhắc bởi dùng câu, từ, đối… nếu chơi chưa thuần hoặc kiến thức kém thì dễ bị khiếm khuyết như: dụng chữ sẽ tối nghĩa và đối câu, đối vế dễ lệch chuẩn.

Chơi NĐT xét về tính nghệ thuật thì nó gần gũi với nền văn hóa TÀU nhiều hơn VIỆT bởi một lý do rất đơn giản: Vì Chữ TÀU hay dùng từ ĐƠN nhiều hơn còn văn hóa thuần VIỆT dùng cho văn học luôn phải dùng từ kép, mĩ từ, mĩ ý, phương ngữ, từ láy, có khi dụng cả ca dao tục ngữ… Tuy nhiên với bạn dùng thạo tiếng việt thì việc dùng từ khi sáng tác thể NĐT vẫn phong phú, thú vị và hưng phấn hơn.

Thí dụ các từ không thể dùng trong NĐT như: Mĩ mãn, dàu dàu, sè sè, rì rào, thì thầm, ngẫm nghĩ, sắc thái, lóng lánh, róc rách, tí tách, ngọt lịm; yêu đương, mân mê, vân vê, ngâm nga, bâng khuâng, long lanh, , ban mai, bình minh, dĩ vãng, quá khứ, hiện tại, tương lai, trong veo, vô tư, vinh danh, tôn vinh, vinh quang, độc lập, trí thức và hằng nghìn từ hoa mĩ trong kho tàng ngôn ngữ thuần VIỆT không thể dùng được trong NĐT.

Vậy, thể thơ Đường viết theo lối NĐT là thể thức để tô vẽ thêm sắc màu cho vườn thơ VIỆT, nên đương nhiên có mặt tích cực của nó, nhưng vẫn đan xen những hạn chế chứ không phải chỉ là đẳng cấp tuyệt đỉnh như một số người từng nghĩ. Chúng ta ai cũng có thể thích và chơi để thỏa mãn nghệ thuật, nâng tầm tri thức và hòa vào thể mốt thời đại, nhưng không nên thần tượng hóa, hoặc xem nó là tiêu chí cao siêu của thơ VIỆT, cũng không nên lấy NĐT làm phương tiện cách tân THƠ ĐƯỜNG VIỆT…

Đây chỉ là thiển ý của kẻ chơi thơ hạng ruồi, vô danh trong làng thơ ca. Bài viết chỉ nêu những vấn đề cơ bản nhằm phục vụ cho các bạn mới tìm hiểu để học chơi thể NĐT. Nếu có sai sót mong các bạn tha thứ và chỉ giáo.
Chúc các bạn ngày nghỉ cuối tuần có thêm niềm tin lạc quan để sống vui với thơ & đời./
Trọng Ưu Huỳnh


Được sửa bởi Admin ngày 5/2/2016, 6:46 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Bạch Dương

Bạch Dương


Tổng số bài gửi : 1013
Join date : 21/04/2013

Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngũ độ thanh. (sưu tầm)   Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Empty2/7/2013, 9:00 pm

Thấy anh ÁC sưu tầm bày này, đọc thiệt hay, vậy em mạn phép post bài của nhóc Lãng Du (là Thiên Thần Bé Nhỏ box thơ) hôm trước viết cho em xem trước khi post để anh em cùng nghía và cùng mổ xẻ xem thế nào nhé:


TRÁCH AI ???

Chữ hiếu con đành bỏ được sao
Nên giờ chỉ biết hận trời cao
Lòng đau đớn lịm ba từng trải ?
Dạ nhão nhừ tương má hiểu nào !
Lỡ trót vay người bao mộng cảm
Thôi thì phải nhận khối tình đau
Tim hồng chết lặng hồn chao đảo
Bảo nín rồi nhưng lệ vẫn trào

LỰA CHỌN

Hiếu , nghĩa hai đàng đổi được sao
Trong lòng chỉ có Mẹ Thầy cao
Thì đâu rũ bỏ tình thâm được
Bởi phận làm con có dễ nào
Dẫu biết tim hồng đang nhỏ lệ
Không đành để phụ mẫu mình đau
Hồn tê tái ngập lòng mưa đổ
Tiễn bước người xa khổ hận trào

Lãng Du

Mẹ cứ phản đối tình cảm mình , em buồn quá viết vậy đó , buồn , nhưng vẫn đủ tỉnh để chơi ngũ độ thanh
Về Đầu Trang Go down
Bạch Dương

Bạch Dương


Tổng số bài gửi : 1013
Join date : 21/04/2013

Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngũ độ thanh. (sưu tầm)   Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Empty3/7/2013, 9:52 am

Hì, em post lên cho anh em đọc và cùng mổ xẻ vậy thôi chớ hổng có ý gì đâu nha! Tại vì loại thơ này em thấy càng khó mần hơn cái gì mà đường luật thông thương như mấy nay nữa, mời anh nè
Very Happy
Về Đầu Trang Go down
blue rain

blue rain


Tổng số bài gửi : 47
Join date : 17/07/2013

Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngũ độ thanh. (sưu tầm)   Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Empty17/7/2013, 12:34 am

Sao anh không mần thở một bài xem sao nhỉ?
Thơ ĐL viết theo lôi này em thấy cũng hay hay !!
Về Đầu Trang Go down
phạm tú

phạm tú


Tổng số bài gửi : 552
Join date : 23/04/2013

Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngũ độ thanh. (sưu tầm)   Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Empty17/7/2013, 1:05 am

 Đêm đã khuya, nhưng lâu lại thích chơi ngông làm một ly cà phe thế là cũng tỉnh. Tuy nhiên viết mấy dòng đâm xuồng ngang vô cái bài nầy thấy mình thật lãng xẹt. Nhưng không phải không lý do. Nói chung nếu đam mê và có thời gian thì nghiên cứu tìm tòi thơ đường là một cái thú thanh tao. Riêng bản thân tui thì nghe nó đến luật là sao nó ngán như cơm nếp mắc mưa. Thôi thì chơi "tài tử" Cứ có cảm xúc là mần miễn có vần có điệu và đọc lên thấy cảm theo là làm, lục bát cũng được, tứ tuyệt cũng được, thất ngôn bát cú cũng được, tám chữ cũng được, tùy hứng. Hay ví như bốn câu nầy
Thương nhau cao bổ làm đôi mãnh
Một lá trầu xanh thắm nợ duyên
Cứ mỗi chiều về tan buổi chợ
Em còn hoài vọng bóng người thương
Bốn câu thơ mở đầu bài vọng cổ "Lá trầu xanh" của sọan giả Viễn Châu.
Không có một vần nào gieo cả nhưng khi nghe nghệ sĩ xướng lên thì thấy cảm ngay. 
Trong thơ có nhạc, trong nhạc có thơ.
 Đọc hai bài của Lãng Du (TTNB) thấy cũng rất thích. Quy cái cô bé nầy  từ hồi còn bên yh, nhỏ tuổi nhưng tánh tình cương trực, lý luận cũng sắc bén, làm thơ cũng hay đó Bạch Dương. Đôi dòng chia sẻ với đề tài nầy.
Về Đầu Trang Go down
blue rain

blue rain


Tổng số bài gửi : 47
Join date : 17/07/2013

Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngũ độ thanh. (sưu tầm)   Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Empty18/7/2013, 11:56 pm

Hồng Vân đã viết:
 Đêm đã khuya, nhưng lâu lại thích chơi ngông làm một ly cà phe thế là cũng tỉnh. Tuy nhiên viết mấy dòng đâm xuồng ngang vô cái bài nầy thấy mình thật lãng xẹt. Nhưng không phải không lý do. Nói chung nếu đam mê và có thời gian thì nghiên cứu tìm tòi thơ đường là một cái thú thanh tao. Riêng bản thân tui thì nghe nó đến luật là sao nó ngán như cơm nếp mắc mưa. Thôi thì chơi "tài tử" Cứ có cảm xúc là mần miễn có vần có điệu và đọc lên thấy cảm theo là làm, lục bát cũng được, tứ tuyệt cũng được, thất ngôn bát cú cũng được, tám chữ cũng được, tùy hứng. Hay ví như bốn câu nầy
Thương nhau cao bổ làm đôi mãnh
Một lá trầu xanh thắm nợ duyên
Cứ mỗi chiều về tan buổi chợ
Em còn hoài vọng bóng người thương
Bốn câu thơ mở đầu bài vọng cổ "Lá trầu xanh" của sọan giả Viễn Châu.
Không có một vần nào gieo cả nhưng khi nghe nghệ sĩ xướng lên thì thấy cảm ngay. 
Trong thơ có nhạc, trong nhạc có thơ.
 Đọc hai bài của Lãng Du (TTNB) thấy cũng rất thích. Quy cái cô bé nầy  từ hồi còn bên yh, nhỏ tuổi nhưng tánh tình cương trực, lý luận cũng sắc bén, làm thơ cũng hay đó Bạch Dương. Đôi dòng chia sẻ với đề tài nầy.

 Chào Anh Ba ! tại anh không có đam mê về thể loại này nên anh nghĩ thế thôi,chứ một khi nó đã thắm nhuần vào máu rồi thì anh lại nghĩ khác.Chỉ có những ai từng tìm tòi,nghiên cứu và học hỏi nó thì mới hiểu được cái hay của nó.Một bài thơ vỏn vẹn chỉ có 56 từ thôi nhưng nó lại có thể lột tả,bộc lộ...hết những cảm xúc,những nỗi niềm của một tâm tư,một tâm hồn trong những khuôn khổ luật lệ khắc khe.Chính cái khắc khe đó nó đã tạo nên cái hay của thể thơ này đó anh Ba ạ !!
Về Đầu Trang Go down
blue rain

blue rain


Tổng số bài gửi : 47
Join date : 17/07/2013

Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngũ độ thanh. (sưu tầm)   Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Empty19/7/2013, 12:03 am

THƯƠNG VẦN NGŨ ĐỘ

Thương vần ngũ độ ít người chơi
Bởi ái tình kia cũng kiệm lời
Ý cảm mơ còn buông vạn ngõ
Duyên nồng mộng vẫn trải ngàn khơi
Mà mây sớm đã nhòa hương rụng
Để nghĩa chiều qua nhạt tiếng mời
Lặng dõi trần ai sầu khắc khoải
Thương vần ngũ độ ít người chơi.

blue rain
Về Đầu Trang Go down
phạm tú

phạm tú


Tổng số bài gửi : 552
Join date : 23/04/2013

Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngũ độ thanh. (sưu tầm)   Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Empty19/7/2013, 12:23 am

Hì thì anh đã chẳng nói như vầy rồi sao :"Nói chung nếu đam mê và có thời gian thì nghiên cứu tìm tòi thơ đường là một cái thú thanh tao. "  

Chúc ngủ ngon héng!
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngũ độ thanh. (sưu tầm)   Ngũ độ thanh. (sưu tầm) Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Ngũ độ thanh. (sưu tầm)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NGŨ ĐỘ THANH
» Đà Lạt Thành Phố Tôi Yêu
» Tập làm thơ Ngũ độ thanh
» Thành thật xin lỗi bạn
» ÔI ! NGŨ ĐỘ THANH

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thơ :: - Chuyên đề về thơ Đường luật-
Chuyển đến