Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


DIỄN ĐÀN NGHỆ THUẬT. KHÔNG TÔN GIÁO, KHÔNG CHÍNH TRỊ.
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Latest topics
» Ru hời dấu yêu
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby TiCa 16/12/2023, 7:59 am

» Hương Tình Thu
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Viễn Phương 19/12/2022, 3:49 am

» Cơm Gà Đút Lò by pdbv/ Modified by MICAN
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Uyên Uyên 24/7/2020, 12:16 am

» Nao Núng Chờ Xuân
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Viễn Phương 25/12/2019, 11:33 am

» Cách LÀM BÁNH TRÁNG TRỘN NGON
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Uyên Uyên 1/7/2019, 7:36 am

» DÁNG NGƯỜI TRONG THU - Viễn Phương
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Uyên Uyên 29/9/2018, 10:04 am

» TIỄN EM VỀ VỚI THU - Viễn Phương
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Uyên Uyên 29/9/2018, 8:47 am

» XO BY THIHEN
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Uyên Uyên 27/5/2018, 11:41 am

» Mộng Chiều Xuân
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Viễn Phương 29/1/2018, 9:16 pm

» TỰA CỬA BÊN SONG
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Uyên Uyên 9/10/2017, 1:28 pm

» Ru Nhau Tình Thu
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Viễn Phương 1/10/2017, 3:32 am

» CẬY TỬU MẦN THƠ
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby daonamxuong 26/3/2017, 4:03 pm

» THÓI ĐỜI ( xuyên tam Ngẫm, Bát điệp _Bát vận đồng âm _Phú Đắc
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Long 1/2/2017, 10:54 pm

» Hoài Mơ Cuộc Tình
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Viễn Phương 21/12/2016, 12:35 am

» Tình Ảo Vọng
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Viễn Phương 30/10/2016, 10:48 am

» Có Không Em?
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Viễn Phương 30/10/2016, 10:47 am

» TÀN THU
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Hoàng Hôn 19/10/2016, 8:12 am

» Tình yêu?
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Hoang van Dang 14/10/2016, 8:15 pm

» Gửi Lời Tình
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Giáng Thu Xưa 7/10/2016, 12:25 pm

» Ru Anh- Giáng Thu Xưa
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Giáng Thu Xưa 7/10/2016, 12:21 pm

» Khắc khoải chùng tơ
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby TiCa 1/10/2016, 3:54 am

» Đâu bóng người xưa?
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Hoang van Dang 13/9/2016, 8:34 pm

» VÌ THU ĐẾN
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby bietnoisao325 3/9/2016, 8:56 pm

» Lời tạ từ
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Hoang van Dang 24/6/2016, 8:12 pm

» Tìm về dầu chân xưa
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Hoang van Dang 24/6/2016, 8:05 pm

» THÁNG TƯ VỀ
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby bietnoisao325 19/6/2016, 10:23 pm

» Đàn Đứt dây
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby bietnoisao325 19/6/2016, 10:21 pm

» Sự tha thứ.
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:43 am

» Đọc để thấy nỗi buồn mất mát!
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:32 am

» Sau Mười Năm
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Hoàng Hôn 18/6/2016, 10:26 am

» Thì Thôi Em Nhé
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Viễn Phương 31/5/2016, 7:14 am

» Những câu nói đều thật là chân lý!
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Admin 30/5/2016, 4:45 pm

» VU VƠ
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Hương Cỏ 26/5/2016, 9:23 am

» Tưởng như
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Già Bợm 24/5/2016, 11:48 am

» An nhiên
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Lá Cỏ 24/5/2016, 11:44 am

» Nửa Mãnh Tim Yêu- GTX
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Giáng Thu Xưa 21/5/2016, 2:34 pm

» RỒI MAI ĐÂY
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby bietnoisao325 20/5/2016, 11:43 pm

» Điếc, Mù, Câm - Bác sĩ tâm lý
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Admin 19/5/2016, 6:52 am

» HIỆN TRẠNG XỨ MÌNH
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:44 pm

» MỜI
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:36 pm

» ĐÊM ĐỘC BƯỚC
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:27 pm

» LẦN THĂM ĐẦU
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:25 pm

» CÚT KÍT VỊNH
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:23 pm

» VỢ CHỒNG THI SĨ
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:13 pm

» ĐỜI THI SĨ
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 10:08 pm

» vỊNH CON SÂU
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby bietnoisao325 17/5/2016, 9:58 pm

» Sinh nhật Bạn & Tôi
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby bietnoisao325 12/5/2016, 7:06 am

» Khách
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby AN YÊN 11/5/2016, 1:30 am

» Con Gái Của Chị Hai
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby AN YÊN 11/5/2016, 1:19 am

» HỌP MẶT OFFLINE
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Emptyby Long 7/5/2016, 9:59 pm


 

 Nước mắt mùa Giáng Sinh!

Go down 
Tác giảThông điệp
Lá Cỏ

Lá Cỏ


Tổng số bài gửi : 1917
Join date : 19/04/2013

Nước mắt mùa Giáng Sinh! Empty
Bài gửiTiêu đề: Nước mắt mùa Giáng Sinh!   Nước mắt mùa Giáng Sinh! Empty28/12/2013, 1:24 pm


Nước mắt mùa Giáng Sinh
Nước mắt mùa Giáng Sinh! Images?q=tbn:ANd9GcQ8ST0gNpq5zYOCrIcmFeaYnFyG3Y7WgMaCoytBe-42YTO_5eAT

Một ngày đầu đông, đang bận rộn với hàng tá công việc cần phải giải quyết trước dịp lễ Giáng Sinh thì tôi nhận được điện thoại của O Cúc. O gọi tôi sang nhà ăn món bún bò Huế do chính O nấu. Thấm thoát cũng đã hơn một năm rồi tôi không gặp lại O kể từ ngày chị Ngọc, người con gái út đưa O vào sống tại một viện dưỡng lão. Tôi thoáng nghĩ chắc hôm gặp lại nhau, hai cô cháu tôi cũng phải ngồi hàng giờ để tỉ tê tâm sự sau nhiều ngày tháng xa cách. Tan sở làm lúc chập choạng tối, trước khi sang nhà O, tôi vội ghé vào khu shopping mall lựa mua một chiếc khăn choàng cổ len màu tím, sắc màu đặc trưng của người con gái Huế để tặng O như một món quà Giáng Sinh.

O Cúc là một chị bà con xa của mẹ tôi, O sinh ra và lớn lên trong một gia đình gia giáo ở vùng đất kinh đô Huế rồi đến năm 18 tuổi thì sang ngang, theo chồng vào sống ở Sài Gòn cho đến ngày sang Mỹ định cư cùng chồng và hai đứa con, một trai và một gái theo diện HO. Cứ tưởng cuộc sống mới nơi đất khách quê người sẽ mang lại nhiều niềm vui và hạnh phúc với gia đình mình nhưng số phận trớ trêu thay, chỉ ba năm sau ngày định cư ở Mỹ, qua một cơn bạo bệnh của dượng, O trở thành quá phụ ở lứa tuổi tứ tuần. Nỗi đau mất chồng ở độ tuổi đằm thắm với nét đẹp mặn mà của người con gái gốc Huế chưa nguôi ngoai thì vài tháng sau đó, người con trai lớn của O cũng vĩnh viên ra đi vì một tai nạn giao thông. Từ ngày đó, cuộc đời O dường như rẽ sang một lối rẽ khác với bao lo toan, nhọc nhằn mưu sinh nơi xứ người cùng đứa con gái nhỏ chỉ vừa tròn 10 tuổi. Ngày đó, O cứ nghĩ đứa con gái bé bỏng của mình sẽ là người duy nhất gắn chặt với mình cho đến ngày cuối đời ở xứ Mỹ và thề với lòng sẽ không đi thêm bước nữa. Nhưng cuộc đời này, chẳng có gì như ta mong muốn…

Chị Ngọc, người con gái út của O dường như đã ảnh hưởng nền giáo dục nơi xứ Mỹ từ ngày còn nhỏ nên cái tư tưởng sống tự lập “individualism” đã thấm nhuần vào tầm thức của chị. Và cũng có lẽ, do cuộc sống bận rộn mưu sinh nơi đất khách quê người với cơm áo gạo tiền mà O Cúc đã bỏ lỡ đi những bài học về đạo đức, nhân cách của phận làm con dành cho chị khi chị đang bước vào ngưỡng cửa sắp được làm người lớn.

Ngày còn đi học trung học, hai mẹ con O Cúc share một căn phòng ở chung trong một căn hộ cùng với một gia đình người Việt Nam. O Cúc đã vất vả với cuộc sống mưu sinh bằng những công việc lao động nhọc nhằn từ phụ bếp, dọn dẹp vệ sinh trong các khu shopping mall đến babysit, rồi tranh thủ những lúc rãnh rỗi, những ngày cuối tuần ở nhà ngồi đan khăn, đan áo để đợi đến những ngày chớm thu đem ra chợ trời rao bán. Hoàn cảnh không người thân thuộc, đơn côi, buồn tẻ của O cứ thế trôi đi, nhưng O Cúc không bao giờ than vãn một lời cùng ai vì O luôn nghĩ đến việc học và tương lai tốt đẹp cùng với ước mơ trở thành dược sĩ ở miền đất tự do của con gái mình, nên O sẵn sàng chịu đựng và hi sinh tất cả. Cho đến khi chị Ngọc tốt nghiệp trung học, nhờ vào trợ cấp của chính phủ, hai mẹ con được dọn vào sống trong một căn hộ hai phòng xinh xắn. Nhưng cũng từ ngày đó, hai mẹ con không còn được những buổi tối con cặm cụi học bài trong khi mẹ loay hoay đan áo, đan khăn, loay hoay với những công việc dọn dẹp trong nhà. Rồi không biết từ bao giờ, chị Ngọc đã có một thế giới riêng là căn phòng riêng của mình, cái thế giới riêng ấy như một vật vô hình đã vô tình làm chia cách tình cảm thắm thiết bao nhiêu năm qua giữa hai mẹ con và chính chị cũng không muốn mẹ mình xâm nhập vào cái thế giới riêng ấy khi không có sự có mặt của mình. Một ngày cuối tuần vô tình vào phòng con dọn dẹp khi con đang đi dã ngoại cùng bạn bè, O Cúc không khỏi bàng hoàng khi nhìn thấy cảnh mất trật tự đến mức bừa bộn trong căn phòng nhỏ bé ấy. Sách vở, quần áo lẫn đồ dung cá nhân nằm la liệt từ trên giường xuống sàn nhà, từ trong tủ quần áo ra đến cửa phòng như một cái kho chứa đồ phế thải. Sau mất vài phút định thần, O Cúc phải bỏ mất cả một buổi chiều ngày cuối tuần để dọn dẹp lại căn phòng cho ngăn nắp. Cứ nghĩ khi đứa con gái thân yêu của mình trở về sau buổi dã ngoại sẽ vô cùng vui sướng đến ôm mình cám ơn khi thấy thế giới riêng của nó đã được clean up sạch sẽ. Nhưng không, thay vì cám ơn mẹ, chị Ngọc lại không tiếc buông ra những lời to tiếng, quát mắng mẹ mình chỉ vì “mẹ đã làm mất hết trật tự trong phòng của con. Và con không bao giờ muốn mẹ đi vào phòng con hay làm bất cứ việc gì trong phòng của con”. Rồi chị bỏ vào phòng, im lìm suốt buổi tối và cả những ngày sau đó. Những giờ phút ấy O Cúc cảm thấy ray rứt, ân hận và buồn tủi vô cùng. O ước gì có một ai đó bên mình để chia sẻ nỗi niềm ấy và mong sao đứa con gái bé bỏng của mình có thể hiểu cho nỗi lòng của người mẹ.

Thế rồi cảnh sống ấy cũng qua mau trong sự chịu đựng đầy buồn tủi của O cho đến khi chị Ngọc ra trường, trở thành dược sĩ. Lúc này công việc của một người dược sĩ bận rộn, chị đi về thất thường, bỏ mẹ bơ vơ ở nhà mà cũng chẳng đoái hoài quan tâm, hỏi thăm. O Cúc cũng chẳng dám hỏi con. O chỉ biết giết thời gian rãnh rỗi ở độ tuổi lục tuần của mình bằng việc bếp núc trên chùa và những đĩa phim bộ Việt Nam, Hàn Quốc. Cho đến một ngày, không biết vì vụng về hay sơ xuất, O làm vỡ cả một chồng đĩa trong nhà bếp, mãnh vỡ đâm vào chân đau nhói, khó khăn lắm O mới cầm được điện thoại gọi con gái về để giúp băng bó. Lại một hạnh phúc bất ngờ khi chị Ngọc xin nghỉ làm vài ngày để ở nhà giúp mẹ ăn uống, đi lại. Sau bao nhiêu năm tháng sống cô đơn, buồn tủi nơi xứ người, O Cúc tưởng như mình đã bắt đầu được bù đắp lại bằng những ngày hạnh phúc cuối đời được con cái phụng dưỡng, quan tâm. Nhưng không, ngay sau khi bàn chân lành lặn, chị Ngọc thản nhiên nói với O: “Mẹ ơi, bây giờ công việc dược sĩ của con rất bận rộn, mà mẹ thì đã già rồi, mẹ ở nhà một mình suốt ngày không có ai chăm sóc, nên con đã xin cho mẹ vào sống ở một viện dưỡng lão, có người trông nom hàng ngày rất chu đáo, có cả những người đồng hương Việt Nam với mình ở trong đó. Đến bữa có người cho ăn, đau ốm có y tá chăm sóc, mẹ chẳng phải lo gì cả. Cuối tuần hay ngày lễ nếu con rãnh, con sẽ vào thăm mẹ và xin đưa mẹ về nhà ở cùng con vài ngày.” Hạnh phúc như vỡ tan, những vết cứa trên chân vừa lành lặn thì O như cảm thấy những vết cứa trong lòng mình đang đau nhói đến nghẹn lòng.

Rồi O bắt đầu cuộc sống mới ở viện dưỡng lão. Thỉnh thoảng vài ba tháng, vào cuối tuần chị Ngọc mới đến thăm O vỏn vẹn vài tiếng đồng hồ cùng một ít bánh trái. Giáng Sinh năm nay, O nằng nặc đòi được về nhà vài tuần để trốn tránh nỗi cô đơn, hiu quạnh và buồn tủi sau hơn một năm sống trong viện dưỡng lão. Tôi gặp lại O, tay bắt mặt mừng sau những ngày tháng xa cách. O ốm hơn trước rất nhiều. Mắt thâm quầng sau nhiều đêm mất ngủ vì nghĩ đến thân phận buồn tủi của mình vào những ngày cuối của cuộc đời lắm buồn đau nơi đất khách quê người. Cầm chiếc khăn choàng len màu tím tôi tặng, O mừng đến nghẹn ngào và nói với tôi đã lâu lắm rồi, O chẳng nhận được món quà Giáng Sinh nào cả, Nước mắt O rơi trên khuôn mặt gầy gò khi vừa choàng chiếc khăn vào cổ. Những giọt nước mắt của hạnh phúc nhỏ nhoi. Những giọt nước mắt chảy xuôi của cuộc đời một người mẹ tha phương nơi xứ người tần tảo nuôi con khôn lớn. Những giọt nước mắt mùa Giáng Sinh!

Vương Vi
Về Đầu Trang Go down
 
Nước mắt mùa Giáng Sinh!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lịch sử những ca khúc Giáng Sinh nổi tiếng thế giới
» Điều Ước Đêm Giáng Sinh
» Bên Nhau Đêm Giáng Sinh
» Thơ Tần Lĩnh Sơn (GIÁNG SINH BUỒN)
» Chúc mừng giáng sinh.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Văn :: Văn và Thơ sưu tầm-
Chuyển đến